Cùng tham dự phiên họp có các đồng chí: Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng; Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng là thành viên Tiểu ban, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.
Trước đó, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Trung ương đã thảo luận và thống nhất quyết định thành lập 5 tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng, bao gồm: Tiểu ban Văn kiện; Tiểu ban Kinh tế-Xã hội; Tiểu ban Nhân sự; Tiểu ban Điều lệ Đảng; Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu ý kiến tại phiên họp. |
Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh việc quyết định thành lập các tiểu ban là công việc khởi đầu cho quá trình chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng và yêu cầu các Tiểu ban cần khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch để sớm đi vào hoạt động, bảo đảm chất lượng và hiệu quả.
Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng với 53 thành viên, được giao nhiệm vụ xây dựng Báo cáo 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2021-2030); xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, giai đoạn 2026-2030 trình Đại hội XIV của Đảng.
Thủ tướng nhấn mạnh đây là một văn kiện rất quan trọng của Đại hội. Vì vậy, đòi hỏi các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập và các bộ phận giúp việc cần tập trung trí tuệ, thời gian để hoàn thành tốt nhiệm vụ rất quan trọng và nặng nề được Trung ương giao.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp. |
Từ nay đến Đại hội XIV, Tiểu ban có nhiều công việc, bao gồm cả tổng kết, đánh giá kỹ thực tiễn đất nước, đặc biệt là đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; đồng thời nêu ra các tồn tại, hạn chế, bất cập để khắc phục, tìm nguyên nhân và rút ra các bài học kinh nghiệm, chỉ rõ những điểm mới, điểm khác so với trước đây, nhằm đánh giá những thành tựu, kết quả đạt được cũng như những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của nhiệm kỳ khóa XIII và đề ra những định hướng cho phát triển đất nước đến năm 2030 (thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng). Tinh thần chung là phải kế thừa, phát huy thành tựu của gần 40 năm đổi mới; tận dụng các thời cơ thuận lợi, giải phóng các nguồn lực để phát triển đất nước nhanh, bền vững.
Thủ tướng nêu rõ, để hoàn thành khối lượng công việc lớn, phức tạp, công phu, làm sao để Báo cáo được Đảng chấp nhận, nhân dân phấn khởi, đồng tình, ủng hộ, Quốc tế đánh giá cao đòi hỏi Tiểu ban phải có sự phân công và tổ chức hoạt động khoa học, hợp lý, lộ trình, kế hoạch rõ ràng, cụ thể, khả thi.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại phiên họp. |
Phiên họp lần thứ nhất của Tiểu ban sẽ thảo luận, xem xét và thống nhất nhiều nội dung quan trọng. Đó là việc xác định, hình thành các cơ quan, bộ phận giúp việc; dự kiến phân công các đồng chí tham gia các khối công việc; quyết định thành lập Thường trực Tiểu ban, Tổ biên tập và bộ phận giúp việc; trao đổi thống nhất các quy chế làm việc của Tiểu ban, của Tổ biên tập, cũng như lộ trình, kế hoạch thực hiện các công việc, nhiệm vụ của Tiểu ban.
Tại Phiên họp, Tiểu ban đã thảo luận, xem xét và thống nhất nhiều nội dung quan trọng: Xác định, hình thành các cơ quan, bộ phận giúp việc; dự kiến phân công các đồng chí tham gia các khối công việc; quyết định thành lập Thường trực Tiểu ban, Tổ biên tập và bộ phận giúp việc; trao đổi thống nhất các quy chế làm việc của Tiểu ban, của Tổ biên tập, cũng như lộ trình, kế hoạch thực hiện các công việc, nhiệm vụ của Tiểu ban.
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh việc quyết định thành lập các Tiểu ban là công việc khởi đầu cho quá trình chuẩn bị Đại hội lần thứ XIV của Đảng và yêu cầu các Tiểu ban cần khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch để sớm đi vào hoạt động, bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Tiểu ban Kinh tế-Xã hội tập trung trí tuệ, thời gian, phân công và tổ chức hoạt động khoa học, hợp lý, lộ trình, kế hoạch rõ ràng, cụ thể, khả thi để có thể hoàn thành khối lượng công việc lớn, phức tạp và công phu.
Để báo cáo trình Đại hội XIV bảo đảm chất lượng, Thủ tướng nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, phải bám sát Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030 với tầm nhìn đến 2045; đánh giá tình hình phải khách quan, trung thực, sát thực tiễn, chỉ ra khó khăn, thuận lợi, những việc đã làm được, chưa làm được cùng nguyên nhân khách quan, chủ quan và bài học kinh nghiệm.
Cần cập nhật các xu hướng mới của thế giới như chuyển đổi số, phát triển khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, vấn đề cạnh tranh, đứt gãy chuỗi cung ứng…; đặc biệt, cần nâng cao tính dự báo, nhận diện rõ những đặc thù, cơ hội, thách thức; vừa kế thừa, phát huy những thành tựu của gần 40 năm đổi mới, vừa phải bổ sung, phát triển, bảo đảm phù hợp với xu hướng vận động trong nước và thế giới để đưa ra quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp phù hợp bối cảnh, tình hình trong nước, quốc tế để hoàn thành chiến lược 10 năm.
Các báo cáo về kinh tế-xã hội cũng cần nhất quán với tư tưởng, quan điểm lớn trong Báo cáo Chính trị và bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, liên thông với các Báo cáo khác.
Thủ tướng lưu ý, đây là những văn kiện quan trọng của Đảng, vì vậy cần mang tầm tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo lớn nhưng thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá; làm sao để các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội trong văn kiện thấm sâu vào từng ngành, từng địa phương và tổ chức thực hiện khả thi, hiệu quả.
Thủ tướng nhấn mạnh tư duy phải đổi mới, tầm nhìn chiến lược, hành động quyết liệt, sát thực tiễn và phải có sản phẩm cụ thể, mang lại nguồn lực cụ thể. Kết quả chất lượng của báo cáo là sự ghi nhận của Đảng, nhân dân phấn khởi, đồng tình, ủng hộ và quốc tế đánh giá cao.