Ngày 15/10, đông đảo các thế hệ cán bộ, nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn Chèo Hải Phòng đã gặp mặt trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống - một chặng đường đầy tự hào của những người giữ “lửa nghề” trên sân khấu chèo của thành phố Cảng (15/10/1954-15/10/2024).
Sau 37 năm kể từ khi ra mắt vở “Hồ Xuân Hương” do Nhà hát Chèo Việt Nam dàn dựng, người yêu chèo mới lại được gặp “bà chúa thơ Nôm” qua vở “Xuân Hương nữ sĩ” vừa được các nghệ sĩ Đoàn Chèo Hải Phòng trình diễn. Cách xử lý ngôn ngữ sân khấu khéo léo, kết hợp lối diễn tinh tế, giọng chèo mượt mà đã mang đến nhiều dấu ấn cảm xúc cho người xem khi thưởng thức tác phẩm.
Đã hơn 20 năm kể từ khi nhà viết kịch Hoàng Luyện về với miền mây trắng, nhưng mỗi dịp giỗ ông (28/3 âm lịch), con gái của ông, Thạc sĩ Xuân Hồng vẫn không khỏi rưng rưng nhớ cha với lời khuyên: “Con gái à, con nên học nghề viết kịch vì tác giả dù nằm xuống thì tác phẩm vẫn không chết mà còn đó cho đời”.
Suốt hơn hai tuần qua, công chúng vùng núi Đọi, sông Châu được đắm mình trong những giai điệu trữ tình sâu lắng từ sân khấu của Liên hoan Chèo toàn quốc năm 2022. Liên hoan do Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nam tổ chức.
Mối lương duyên kỳ diệu Chử Đồng Tử-Tiên Dung từng là cảm hứng sáng tạo của nhiều tác phẩm sân khấu thuộc nhiều loại hình nghệ thuật, nhưng khi được tái hiện bằng ngôn ngữ chèo ở vở diễn “Thiên duyên huyền tích” vẫn mang đến những rung động mới mẻ cho người yêu sân khấu.
Ðể chinh phục công chúng hiện đại, sân khấu cũng như mọi thể loại văn học nghệ thuật khác cần bắt kịp dòng chảy thời sự để thể hiện những trăn trở, mong mỏi, khát vọng của con người trong cuộc sống hôm nay. Song đáng tiếc, đề tài hiện đại vẫn đang là "khoảng trống" lớn trong kịch mục sân khấu nước nhà, nhất là với các loại hình sân khấu kịch hát dân tộc.