Dữ liệu từ Viện nghiên cứu không gian quốc gia Brazil (INPE) cho biết, nạn phá rừng Amazon của Brazil năm nay đã giảm 30,6% so với năm ngoái và là mức thấp nhất trong chín năm qua.
Kết quả một nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia về môi trường cho thấy, diện tích rừng nhiệt đới Amazon bị mất do tình trạng đốt phá rừng trong 40 năm qua tương đương diện tích của hai quốc gia Đức và Pháp cộng lại. Thực trạng đáng báo động này là lời kêu cứu khẩn thiết từ rừng Amazon về việc cần thực thi các biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ “lá phổi xanh” của Trái đất.
Venezuela đang hứng chịu số vụ cháy rừng kỷ lục trong bối cảnh đợt hạn hán do ảnh hưởng biến đổi khí hậu đang tàn phá nhiều khu vực rừng nhiệt đới Amazon rộng lớn.
Hội nghị cấp cao Tổ chức Hiệp ước hợp tác Amazon (ACTO) vừa diễn ra tại thành phố Belem của Brazil đã thu được nhiều kết quả tích cực, với sự đồng thuận của tám quốc gia khu vực Nam Mỹ. Tuy vậy, dù đạt được tuyên bố chung, song các nước vẫn chưa thể thống nhất thời điểm chấm dứt nạn phá rừng cũng như chưa tán thành đề xuất ngừng thăm dò, khai thác vàng và dầu mỏ tại khu vực rừng Amazon.
Hội nghị cấp cao các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước hợp tác Amazon (ACTO) khai mạc ngày 7/8 tại Brazil. Nhóm họp trong bối cảnh rừng Amazon đối mặt hàng loạt nguy cơ, hội nghị được kỳ vọng là cơ hội để các nước thành viên ACTO xây dựng chính sách chung đầu tiên nhằm đảo ngược tình trạng suy thoái tại khu rừng nhiệt đới lớn nhất hành tinh.
Liên hợp quốc (LHQ) đã đưa ra dự báo rằng khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều đợt nắng nóng, lũ lụt, hạn hán và bão trong ít nhất 4 thập kỷ tới và thúc giục các chính phủ trong khu vực thiết lập hệ thống cảnh báo sớm.
Bốn em nhỏ ở độ tuổi 13, 9, 4 và 1, là người bản địa Uitoto, đã phải lang thang trong rừng và tự tìm cách sinh tồn kể từ ngày 1/5 sau khi chiếc máy bay Cessna 206 chở các em bị rơi.
Lưu vực sông Congo đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng khi lượng mưa tại đây có thể giảm tới 10% vào cuối thế kỷ này do tốc độ phá rừng tăng nhanh. Rừng xanh đang kêu cứu trước nạn phá rừng bừa bãi và tác động của biến đổi khí hậu, đẩy nhiều loài động, thực vật quý hiếm vào nguy cơ tuyệt chủng.
Các vụ cháy rừng, khai thác gỗ và thay đổi môi trường sống dọc theo ranh giới rừng đã làm suy giảm ít nhất 5,5% diện tích rừng Amazon còn lại, tương đương 364.748km2, từ năm 2001 đến 2018.
Một nghiên cứu lớn được các nhà khoa học và các tổ chức bản địa thực hiện đã kết luận rằng sự tàn phá môi trường ở các khu vực của rừng Amazon đã chạm tới "điểm tới hạn" và có thể không bao giờ phục hồi được.