Cùng sự phát triển mạnh mẽ của khoa học-công nghệ, không gian mạng không chỉ là công cụ để kết nối mà còn là công cụ truyền tải thông tin hữu hiệu, trở thành động lực phát triển của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, với đặc tính “ẩn danh, có chủ đích và xuyên biên giới”, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền, kích động, thực hiện “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hòng nhằm làm thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.
Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh 86 (Bộ Quốc phòng) nỗ lực vượt mọi khó khăn, tích cực, chủ động phối hợp với các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trên không gian mạng.
Thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị, đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp luôn là nòng cốt, đi đầu trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, góp phần xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Năm 2024 đánh dấu bước đột phá của ngành Tuyên giáo trong đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, thù địch trên không gian mạng. Nhiều thông tin xấu độc đã bị hạn chế, gỡ bỏ; nhiều tài khoản, chủ kênh dần bị cô lập hoặc vô hiệu hóa. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực mới, tác động sâu rộng vào mọi mặt đời sống xã hội, cho nên cần có sự đầu tư lâu dài, đồng bộ từ Trung ương tới các cấp ở địa phương.
Tòa án nhân dân tỉnh Ðắk Lắk vừa đưa ra xét xử công khai 100 bị cáo trong vụ khủng bố nhằm chống lại chính quyền nhân dân xảy ra vào đêm 10, rạng sáng 11/6/2023 trên địa bàn huyện Cư Kuin. Theo dõi phiên tòa, đồng bào các dân tộc ở Ðắk Lắk đồng tình với mức án của Hội đồng xét xử tuyên phạt đối với từng bị cáo theo đúng quy định pháp luật.
Ngày 26/1, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai, xử phạt bị cáo Nay Y Blang (sinh năm 1976), trú Buôn Bưng A, xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, Phú Yên 4 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Thời hạn tù tính từ ngày bắt tạm giam (18/5/2023).
Trong giai đoạn hiện nay, một thủ đoạn mới mang tên “bất tuân dân sự” được các thế lực thù địch sử dụng nhằm tăng cường“diễn biến hòa bình” chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhận diện thủ đoạn “bất tuân dân sự” ở Việt Nam hiện nay để có biện pháp ngăn chặn kịp thời, góp phần tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ sự ổn định chính trị-xã hội là hết sức cần thiết.
Fulro, dưới bàn tay giật dây của các thế lực thù địch với nước ta, là một tổ chức phản động cực kỳ nguy hiểm. Cái tên của tổ chức ấy gắn với sự đen tối, là bóng ma hãi hùng ám ảnh vùng đất Tây Nguyên trong nhiều thập niên qua.
Chúng đã liều lĩnh mở những cuộc tập kích bất ngờ nhằm khuấy động cuộc sống bình yên của nhân dân, phá hoại hệ thống kết cấu hạ tầng còn nghèo nàn, giết hại những cán bộ, chiến sĩ và cả những người dân vô tội ở các buôn làng. Đó là những tháng ngày Tây Nguyên u ám bởi bóng ma Fulro, và máu trên các dốc núi, triền rừng đã đổ…
Ngày 28/3, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang, Hội đồng xét xử phúc thẩm Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên phạt 2 bị cáo tổng cộng 12 năm tù về cùng tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Chiều tối 7/9, Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Đà Nẵng đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Bùi Tuấn Lâm (sinh năm 1984, trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) về “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự.