Cụ Lê Đăng Vít (bên trái) là một trong những người tham gia giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Tự hào Tháng Tám

Những ngày mùa thu tháng Tám, không khí Tổng khởi nghĩa lật đổ chế độ phong kiến, đánh đuổi thực dân xâm lược, giành chính quyền về tay nhân dân, lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ngập tràn trong lòng nhân dân, nhất là những người tham gia khởi nghĩa năm ấy. Cán bộ, nhân dân huyện Phú Riềng (Bình Phước), một địa danh nơi thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Nam Bộ, đã luôn nhận thức sâu sắc về tư tưởng “Lấy dân làm gốc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận trong xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Lãnh đạo huyện Phú Riềng thường xuyên về cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.

Ý Đảng-lòng dân ở Phú Riềng

Huyện Phú Riềng là một trong những đơn vị hành chính thành lập muộn nhất (tháng 8/2015) của tỉnh Bình Phước, trên cơ sở chia tách từ huyện Bù Gia Mập. Phát huy tinh thần "Phú Riềng đỏ", Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phú Riềng đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phú Riềng đã phát huy tốt nội lực và ngoại lực để tạo nguồn lực đầu tư hạ tầng, kết nối giao thông.
Trình diễn công nghệ chế biến hạt điều ở Bình Phước.

Tăng giá trị xuất khẩu từ công nghiệp chế biến sâu

Bình Phước là tỉnh có nhiều dư địa phát triển công nghiệp chế biến, nhất là chế biến hạt điều và các sản phẩm từ gỗ. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ 11 (nhiệm kỳ 2020-2025) đã xác định ba nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ yếu: Chế biến hạt điều, chế biến gỗ và chế biến thực phẩm với ba nhiệm vụ là tạo vùng nguyên liệu, chế biến sâu và hình thành liên kết chuỗi trên địa bàn định hướng xuất khẩu. Phát triển công nghiệp chế biến sâu sẽ góp phần nâng cao thu ngân sách và kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.