Với tiềm năng phát triển to lớn, trí tuệ nhân tạo (AI) đang được ví như thỏi nam châm thu hút đầu tư mạnh mẽ, không chỉ từ các doanh nghiệp mà nhiều quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực nghiên cứu và ứng dụng, các nước cũng nhanh chóng thiết lập “rào chắn an toàn” nhằm kiểm soát những nguy cơ tiềm ẩn của công nghệ tiên tiến này.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden (G.Bai-đơn) vừa công bố khoản đầu tư trị giá 140 triệu USD để thành lập bảy trung tâm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI).
Tỷ phú Elon Musk đang lên kế hoạch thành lập một công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) để cạnh tranh với OpenAI, đơn vị phát triển ứng dụng chatbot AI gây “bão” thời gian qua, ChatGPT.
Đại diện của công ty OpenAI (Mỹ) tuyên bố sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng Italia để giải quyết những lo ngại liên quan ChatGPT, ứng dụng dựa trên AI do công ty này phát triển.
Các chủ doanh nghiệp, chuyên gia và nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đã ký vào một bức thư ngỏ kêu gọi tạm dừng 6 tháng việc huấn luyện các mô hình AI mạnh hơn GPT-4 mà công ty OpenAI vừa cho ra mắt năm 2022.
CEO OpenAI, ông Sam Altman, thừa nhận đã xảy ra 'sự cố đáng kể' khi một nhóm nhỏ người dùng có thể xem tiêu đề trò chuyện của người khác trong lịch sử hội thoại trên ChatGPT.
Giám đốc phát triển sản phẩm của Google, ông Jack Krawczyk cho biết chương trình có thể tạo ra các đoạn văn bản ngay lập tức, khác với cách ChatGPT gõ câu trả lời từng từ một.
Năm ngoái, nhiều nhà báo trên thế giới đã rất hào hứng khi thử yêu cầu ChatGPT, nền tảng giao tiếp chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI của Mỹ phát triển, viết báo. Hầu hết các nhà báo cho rằng ChatGPT chưa có khả năng thay họ đảm nhận công việc này. Tuy nhiên, nhiều nhà bình luận tin rằng báo chí đang ở đỉnh cao của một cuộc cách mạng có thể chứng kiến cuộc chạy đua làm chủ các thuật toán và công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng sáng tạo nội dung.
Ngay sau khi ChatGPT được ra mắt vào cuối năm 2022, các nhà nghiên cứu đã phân tích nội dung loại chatbot này sẽ viết để trả lời những câu hỏi chứa nhiều thuyết âm mưu và thông tin sai sự thật. Dù được trình bày dưới dạng bài báo, tiểu luận hay kịch bản truyền hình thì kết quả mà ChatGPT đưa ra đều khiến các nhà nghiên cứu lo lắng đến mức phải lên tiếng một cách thẳng thắn.
Thế giới đang chứng kiến sự quan tâm của mọi thành phần xã hội đến phần mềm ChatGPT - một sản phẩm chatbot công nghệ của Công ty OpenAI (Mỹ). Đánh giá về các tác động, nhiều nhà quản lý, chuyên gia về công nghệ, pháp luật nhận định, ChatGPT tác động cả mặt tích cực và tiêu cực, dễ thấy nhất trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo và nghiên cứu. Do đó, người dùng cần khai thác các giá trị của nó và thận trọng với các mặt trái.
Trong khi các công ty công nghệ cố gắng làm giảm nhiệt của ChatGPT, chuyên gia Trung Quốc khẳng định rằng ChatGPT là “cú đáp trên mặt trăng” cho ngành trí tuệ nhân tạo.
Đồng sáng lập Microsoft, tỷ phú từ thiện Bill Gates cho rằng, trí tuệ nhân tạo như ChatGPT sẽ thay đổi thế giới của chúng ta và làm cho nó hiệu quả hơn rất nhiều. Theo ông, những cải tiến trong trí tuệ nhân tạo là đổi mới “quan trọng nhất” vào lúc này.
Nhấn mạnh những tác động xã hội chưa thể lường hết được của trí tuệ nhân tạo (AI), người tạo ra ChatGPT cho rằng các nhà quản lý và các chính phủ cần có những quy định cụ thể về việc sử dụng công nghệ AI trên phạm vi toàn cầu.
Ngày 6/2, tập đoàn Alphabet Inc - công ty mẹ của Google ra mắt một dịch vụ chatbot mới có tên “Bard” nhằm cạnh tranh với ứng dụng ChatGPT của OpenAI đang tạo “cơn sốt” trên khắp thế giới trong thời gian vừa qua.
Kể từ khi ra mắt hồi cuối tháng 11 năm ngoái, ChatGPT - chatbot được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI) do OpenAI phát triển đã trở thành một hiện tượng thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của người dùng trên khắp thế giới. Theo thống kê của Công ty phân tích Similar Web, khoảng 13 triệu người dùng đã sử dụng ChatGPT mỗi ngày trong tháng 1/2023, nhiều hơn gấp đôi so với mức trong tháng 12.
Theo nghiên cứu của UBS, số người dùng công cụ chatbot phổ biến ChatGPT do OpenAI phát triển được cho là cán mốc 100 triệu người/tháng chỉ 2 tháng sau khi phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) này được ra mắt, khiến đây trở thành ứng dụng cho người dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử.