Năm 2025 là giai đoạn nước rút nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, đồng thời hoàn thành các chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025. Trong bối cảnh đó, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn phải trở thành động lực then chốt, tạo bước đệm cho chiến lược phát triển kinh tế dài hạn. Để hiện thực hóa điều này, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề xuất nhiều giải pháp góp phần tạo đột phá cho tăng trưởng bền vững.
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xác định vai trò tiên phong trong thúc đẩy mô hình "Hợp tác ba nhà" (liên kết giữa Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp) là hướng đi tất yếu. Đến nay, đơn vị này đã không ngừng mở rộng hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp, tập đoàn trên nhiều lĩnh vực, từ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đến tư vấn chính sách.
Gia tăng đầu tư, đặc biệt là đầu tư công nhằm nâng cấp đồng bộ kết cấu hạ tầng và dịch vụ số thiết yếu và rộng khắp là giải pháp cần thiết để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp được sử dụng những tiện ích do kinh tế số mang lại.
Với quy mô hơn 100 triệu dân và tổng tiền thuốc sử dụng năm 2023 là hơn 8 tỷ USD, thị trường dược phẩm Việt Nam là khá hấp dẫn và còn nhiều dư địa cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Bộ Y tế cho biết, 2024 là một năm then chốt với việc rà soát, sửa đổi các luật và quy định quan trọng để định hình hoạt động của ngành y dược trong một thập kỷ tới, góp phần phát triển hệ thống y tế bền vững và kiến tạo một hệ sinh thái thuận lợi, thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Trong hai ngày từ 18 đến 20/9, tại Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm FBC ASEAN 2024. Triển lãm có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp đến từ Nhật Bản, Đức, Italia và các quốc gia khác.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trường trong nước.
Ngày 27/7, Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh (UTH) và Công ty quản lý và vận hành giao thông thông minh (CRRC), Viện công nghệ đường sắt Nam Kinh (Trung Quốc) tổ chức ký kết Biên bản thỏa thuận hợp tác toàn diện và bền vững nhằm gắn kết công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đường sắt tốc độ cao và Metro.
Thương hiệu thời trang Nhật Bản Uniqlo tổ chức sự kiện ra mắt bộ sưu tập xuân-hè 2024, giới thiệu loạt sản phẩm mới với phong cách đa dạng, bảng màu êm dịu, sử dụng chất vải tự nhiên và giàu tính năng.
Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh và Tạp chí Kinh tế Sài Gòn vừa tổ chức lễ tôn vinh và trao giải thưởng “Thương hiệu Vàng Thành phố Hồ Chí Minh” lần thứ tư năm 2023. Đây là giải thưởng thường niên và chính thức của Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2020, do Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, Sở Công thương thành phố cùng Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức thực hiện nhằm ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp có thành quả xây dựng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ ấn tượng, gắn với sự nhận diện về Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong bối cảnh mới, phát triển công nghiệp cần dựa trên nền tảng khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0.
Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng tăng cường quản lý nhà nước và tạo thông thoáng, thuận lợi cho các nhà khoa học trong nghiên cứu, đồng thời, cần minh bạch thông tin về nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.
Hoạt động khoa học-công nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu khá toàn diện, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế-xã hội của thành phố phát triển nhanh và bền vững.
Ngày 22/2, tại Hà Nội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông và Viện Chiến lược Chuyển đổi số đã tổ chức lễ ký thỏa thuận hợp tác nâng cao năng lực số và thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số ở ba trụ cột: Chính phủ số, xã hội số và kinh tế số