Lực lượng Cảnh sát đặc nhiệm là một thành phần đặc biệt tinh nhuệ của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an), được coi là "lá chắn thép" để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
Ngày rèn giũa trên thao trường, đêm triển khai tuần tra kiểm soát giữ cho xóm phố bình yên là đặc thù công tác của những người lính Cảnh sát cơ động tỉnh Bắc Giang.
Dẫu đã gần 90 mùa xuân cuộc đời song mỗi năm cứ vào tháng ba dương lịch là Trung tá Phùng Đắc Sinh, nghỉ hưu tại Thôn Thi, xã Đào Viên, thị xã Quế Võ, nguyên sĩ quan Bộ đội Biên phòng lại nhớ về những năm tháng thời trai trẻ trên biên cương. Hôm nay, ông không khỏi bồi hồi khi nhận giấy mời gặp mặt Kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Công an Nhân dân vũ trang (Bộ Đội Biên phòng Việt Nam ngày nay) (3/3/1959-3/3/2024) và 5 năm thành lập Ban Liên lạc Truyền thống Bộ đội Biên Phòng tỉnh Bắc Ninh.
Nha Trang, đêm 20 tháng Chạp. Chúng tôi ngồi trên nền nhà mang dáng vóc một con tàu hướng ra biển. Dưới chân, biển vẫn thầm thì bài ca muôn thuở của mình, hát về những khúc tình ca. Nhiều năm nay, cứ độ cuối năm âm lịch, những người lính Trường Sa năm xưa lại họp mặt ở đây, Lữ quán Thiên Phước. Người đứng ra tổ chức là Giám đốc Công ty TNHH Du lịch sinh Thái Thiên Phước Nguyễn Văn Dũng, là lính thông tin Trường Sa, thương binh bậc 2/4, tỷ lệ mất sức 61%.
Cụ cố Oanh chợt cao hứng đòi đi xem chợ Tết. Chợ Phủ - cái chợ lớn nhất trong hàng huyện cách nhà những hơn ba cây số. Ba cây số, với đám thanh niên thì chỉ mất mười lăm phút đạp xe hay một cua xe gắn máy. Còn với người già đã ngoại cửu tuần như cụ cố Oanh nào có dễ dàng gì. Ðiều đó khiến đại tá Yến lo lắm. Chẳng lẽ cái ước muốn nhỏ nhất của cha lại không được thực hiện. Nào ai biết cha ông còn sống thêm được bao nhiêu xuân nữa. Ông quyết định họp đại gia đình, có đủ mặt các chú, các cô, các cháu bàn bạc. Ông Yến nói như ra lệnh rằng, mọi người chỉ được phép bàn cách thực hiện ý muốn của cha, chứ không được bàn lùi. Ðám thanh niên hăng hái bảo để chúng con chở cụ cố đi bằng xe Dream êm lắm. Lập tức các bà, các ông giãy nảy lên: "Chợ ngày Tết, đông như hội, chúng mày va quệt vào người ta, rồi hất cụ xuống đường thì chết!". Bấy giờ, cụ cố bà bảo: "Có dễ đến hai chục năm nay, tao cũng chưa đi chợ Tết. Chúng bay cứ lấy cái xe cải tiến bánh hơi, vừa an toàn, vừa êm ra trò. Tao cũng cùng đi với cụ ông".Tác giả: Dương Duy NgữGiọng đọc: Lâm NgạnLời bình: Nhà phê bình Nguyễn Hoài NamMinh họa: Họa sĩ Minh MinhThời lượng: 21p44g
Giữa những năm tháng kháng chiến khốc liệt, giữa ranh giới của sự sống và cái chết mong manh, vô vàn lá thư của những người lính Cụ Hồ gửi về hậu phương vẫn đầy ắp niềm tin và ý chí mạnh mẽ nơi chiến trường.
“Tiếng vọng đèo Khau Chỉa”, cuốn sách của tác giả, bác sĩ Nguyễn Thái Long kể về những ký ức chiến đấu của ông và đồng đội trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc hơn 40 năm trước, vừa được Nhã Nam và Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam ấn hành.
Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2022), Ban Dân vận Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Chính trị Quân khu 7 tổ chức chương trình nghệ thuật "Lính và Lụa", diễn ra vào chiều 21/12 tại Khuôn viên Quân khu 7 (Thành phố Hồ Chí Minh).
Trại sáng tác văn học về đề tài "Lực lượng vũ trang-Chiến tranh cách mạng" năm 2022 vừa kết thúc tại Nhà sáng tác Cần Thơ với 16 bản thảo đủ các loại hình: tiểu thuyết, trường ca, thơ, bút ký, truyện ngắn, nghiên cứu-phê bình... đã cho thấy tiềm năng khai thác và sức hấp dẫn của đề tài đối với các cây bút qua nhiều thế hệ.
Sau một năm không tổ chức do dịch Covid-19, Trại sáng tác văn học đề tài “Chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang” vừa được khai mạc tại thành phố Cần Thơ.
Hôm nay, cùng với học sinh trên cả nước bước vào năm học mới 2022-2023, hơn 60 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn biên giới Gia Lai cũng hân hoan bước vào năm học mới. Để thực hiện được ước mơ này, các em đã nhận được sự tiếp sức thiết thực từ những người lính mang quân hàm xanh.