Dù hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập còn rất nhiều khó khăn, nhưng nữ sinh dân tộc Rục đầu tiên trúng tuyển đại học Cao Thị Lệ Hằng và nam sinh thủ khoa đại học người Hrê Phạm Quốc Toản đều có chung mơ ước: trở thành giáo viên, mang kiến thức về “trồng người” cho buôn làng.
Nhắc đến An Lão (tỉnh Bình Định), chắc hẳn nhiều người sẽ hình dung đến một huyện nghèo, kinh tế kém phát triển. Tuy nhiên, trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp chính quyền, vùng đất này đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Với ý chí, khát vọng khẳng định bản thân, nhiều bạn trẻ vùng miền núi Quảng Ngãi chọn những sản phẩm truyền thống địa phương để khởi sự kinh doanh, bước đầu gặt hái thành công. Kết quả đó góp phần khơi dậy niềm đam mê khởi nghiệp trong giới trẻ, chung tay thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo theo hướng bền vững.
Tỉnh Quảng Ngãi có hơn 30 thành phần dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống với khoảng 52.920 hộ; 201.600 khẩu, chiếm 14,52% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều đóng góp tích cực cho chính quyền địa phương, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nhất là bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.
Tự làm giàn đựng đồ cúng từ cây đót cùng lá của cây re, cây tép hoặc cây trải thay vì đặt lễ vật cúng lên mâm, lên bàn như các lễ cúng thông thường, tập tục độc đáo có từ xa xưa này được đồng bào người Hrê tỉnh Quảng Ngãi gìn giữ và lưu truyền cho đến tận ngày nay.Tác giả: THÙY DƯƠNG - Ý THUGiọng đọc: HẠNH HOA