Những năm gần đây, huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định) có sự bứt phá mạnh mẽ, trở thành vùng quê phát triển toàn diện, là huyện đầu tiên của tỉnh Nam Định được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Do điều kiện hạ tầng chưa hoàn thiện, hệ thống di tích, di sản văn hóa phi vật thể và làng nghề tại khu vực ngoại thành Hà Nội chưa được khai thác tối ưu. Nghị quyết số 09-NQ/TU về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045" (Nghị quyết số 09-NQ/TU) được Thành ủy Hà Nội ban hành ngày 22/2/2022 đã đem lại sức sống mới cho công nghiệp văn hóa khu vực ngoại thành. Người dân các làng quê đã đẩy mạnh khai thác lợi thế để phát triển du lịch văn hóa, thủ công mỹ nghệ.
"Mùa hè không tên", cuốn truyện dài mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh vừa được Nhà xuất bản Trẻ phát hành trên cả nước. Một lần nữa, những hoài niệm tuổi thơ trong trẻo ở ngôi làng Đo Đo lại được tác giả nhắc đến với bao mảnh ghép đong đầy thương yêu. Nhắc đến xóm làng và chuyện buồn vui của tụi nhỏ miền quê luôn là cách nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lựa chọn để kéo tuổi thơ lại gần.
Chợ bán chủ yếu các loại nông sản địa phương và những sản phẩm làng nghề do người nông dân tự làm ra. Chợ khá đông đúc, nhộn nhịp, việc mua bán diễn ra trật tự, văn minh.
Theo lộ trình phát triển của thành phố Hà Nội đến năm 2025, sẽ có năm huyện phát triển thành quận. Trước mắt, trong năm 2023, hai huyện Đông Anh, Gia Lâm sẽ trở thành hai quận mới của Thủ đô. Làng lên phố là thực tế đã, đang và sẽ xảy ra.
Hà Nội là đô thị hàng đầu cả nước, nhưng một phần quan trọng của đô thị Hà Nội vốn từ làng lên phố. Chưa kể, vùng ngoại thành của Thủ đô cũng rất lớn, với hàng nghìn làng quê. Nhiều làng quê có tục kết chạ. Làng nọ với làng kia kết nghĩa với nhau, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn. Hôm nay, dù có nơi đã “lên phố”, người dân vẫn lưu giữ những nét đẹp có từ xa xưa.
Cây gạo vốn xưa kia ở phần đất rìa làng, sau này được một người nông dân mua đất làm nhà và dành sở hữu cho gia đình với mong muốn giữ gìn nét đẹp của làng quê Việt.
Không có một công cụ hỗ trợ trong tay, nhưng hễ nghe xảy ra vụ việc trộm cướp, các anh, các chú bất chấp hiểm nguy, thù hằn trực tiếp truy đuổi, hoặc gọi điện báo Công an để bắt đối tượng. Nhiều người dân, lực lượng Công an khâm phục, ngợi khen và gọi những người có hành động quả cảm ấy là “hiệp sĩ” làng quê.