Thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon, xe buýt điện đang xuất hiện ngày càng nhiều hơn tại Hà Nội và được người dân đón nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, để loại hình phương tiện vận tải công cộng mới này phát huy hiệu quả hơn nữa, cần sớm xây dựng những chính sách "trợ lực" cho phù hợp thực tế.
Vụ bắt cóc trẻ em xảy ra tại Hà Nội mới đây đã khiến nhiều phụ huynh không khỏi hoang mang, lo sợ. Dù cơ quan chức năng đã ngay lập tức vào cuộc, kẻ bắt cóc đã kịp thời bị bắt giữ nhưng với những thủ đoạn tinh vi, manh động, liều lĩnh, diễn biến phức tạp, khó lường đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong cộng đồng cũng như đặt ra những yêu cầu với cơ quan chức năng, các bậc cha mẹ, nhà trường, xã hội về những giải pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm minh loại tội phạm này.
Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã đầu tư xây dựng, cải tạo nhiều công viên, vườn hoa, thực hiện phân cấp quản lý các công viên, vườn hoa. Nhiều công viên được xây mới, cải tạo từ ngân sách và nguồn lực xã hội hóa, tạo diện mạo đô thị khang trang, cải thiện chất lượng sống cho người dân. Tuy nhiên, so với tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội, tỷ lệ diện tích cây xanh trên đầu người vẫn chưa đạt chỉ tiêu. Nhiều công viên bị xuống cấp, trong khi nhiều dự án xây dựng công viên mới chỉ “nằm trên giấy”, hoặc bị bỏ hoang, không được đưa vào khai thác, gây lãng phí tiền của của xã hội. Hiện trạng công viên “vừa thừa, vừa thiếu” đang diễn ra tại Hà Nội, cần có những giải pháp quyết liệt để khắc phục, đồng thời tiếp tục huy động các nguồn lực xây dựng thêm nhiều công viên, vườn hoa mới trong thời gian tới.