Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang triển khai nhiều dự án đường bộ cao tốc, cần khối lượng lớn cát, đất đắp để gia cố nền đường. Trước tình trạng nguồn cát sông ở các địa phương phía nam không đủ cung ứng, Bộ Giao thông vận tải đã triển khai thí điểm sử dụng cát biển và tính toán đến việc tìm nguồn cát nhập khẩu từ Campuchia.
Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định vừa yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc tỉnh tăng cường quản lý, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác cát trên địa bàn tỉnh.
Chiều 9/10, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang phối hợp Công ty cổ phần Hoàng Hải và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ khởi công khai thác mỏ cát Hòa Hưng-5 tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) phục vụ Dự án đường Vành đai 3 - Thành phố Hồ Chí Minh.
Mỏ cát có tổng trữ lượng hơn 855.000m3, trong đó, trữ lượng cát san lấp được phép khai thác trong năm 2024 là 346.950m3. Thời hạn khai thác mỏ cát 3 tháng.
Ngày 25/9, thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long cho biết đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền quy ra bằng phương tiện vi phạm bị tịch thu của Công ty trách nhiệm hữu hạn môi trường Trung Hưng (địa chỉ phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình) tổng số tiền 9,6 tỷ đồng do có hành vi khai thác cát lậu.
Ngày 27/8, Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận phối hợp Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kỹ thuật (VNCN E&C) tổ chức cho đoàn báo chí đến khảo sát quá trình khai thác mỏ cát biển tại tỉnh Sóc Trăng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản chỉ đạo các ngành chức năng xử lý những nội dung Báo Nhân Dân đăng phản ánh về bài viết "Nhức nhối những núi cát trong lòng thành phố Hòa Bình".
Nhiều năm qua, những “núi cát” nằm chềnh ềnh bên bờ trái sông Đà, ngay giữa trung tâm thành phố Hòa Bình vẫn được các phương tiện chuyên chở vào ra tấp nập. Hiện trạng trên vừa gây mất mỹ quan thành phố, ô nhiễm môi trường, mất trật tự an toàn giao thông, đặc biệt là gây bức xúc trong nhân dân.
Ngày 12/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết, do điều kiện thổ nhưỡng nên cát sông khai thác tại mỏ MS05 thuộc 2 xã An Thạnh Nhất, An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cần được qua công nghệ xử lý để chất lượng cát đạt yêu cầu xây dựng đường cao tốc.
Chiều 10/7, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Phạm Văn Trọng cho biết, hiện nay, Tiền Giang có 31 khu vực mỏ, với tổng trữ lượng theo quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ thông qua là khoảng 41,8 triệu m3. Trong đó, 18 khu vực mỏ đã cấp phép khai thác trước đây và đã hết hạn, tạm dừng khai thác từ năm 2013 và 13 khu vực mỏ đã cấp phép thăm dò, đã phê duyệt trữ lượng nhưng chưa cấp giấy phép khai thác.
Chiều 28/6, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường vừa có quyết định giao quyền sử dụng khu vực biển tại Tiểu khu B1.1 thuộc khu B1 vùng biển tỉnh Sóc Trăng cho doanh nghiệp để khai thác cát biển phục vụ dự án đường cao tốc đang xây dựng. Thời gian khai thác đến hết ngày 21/12/2024.
Ngày 1/6, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết: Tổ công tác của Đội Cảnh sát đường thủy thuộc Phòng Cảnh sát giao thông phối hợp các đội nghiệp vụ của phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh và Công an huyện Vĩnh Lộc vừa bắt quả tang 2 thuyền sắt đang bơm hút cát trái phép trên sông Mã.
Chiều 31/5, một lãnh đạo Huyện ủy Tân Phú xác nhận với phóng viên Báo Nhân Dân, 3 cán bộ xã Phú Thanh bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là 3 cán bộ được cho là có liên quan đến nhóm đối tượng khai thác cát trái phép trên sông La Ngà bị Công an huyện Tân Phú bắt quả tang trước đó.
Ngày 4/5, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có văn bản gửi Thủ tướng và Bộ Tài nguyên- Môi trường, báo cáo kết quả rà soát vụ ba mỏ cát trên địa bàn trúng đấu giá gấp trăm lần so với mức giá khởi điểm hồi tháng 11/2023.
Ngày 4/5, Công an huyện Cái Bè (Tiền Giang) cho biết, đơn vị đang tiến hành xử lý nhóm đối tượng đến từ tỉnh Đồng Nai câu kết với nhóm ở Tiền Giang thực hiện khai thác cát trái phép trên sông Tiền, đoạn gần khu vực cầu Mỹ Thuận qua thủy phận huyện Cái Bè.
Ngày 19/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường (Công an tỉnh Nghệ An) cho biết, đơn vị đang tạm giữ 9 tàu vỏ sắt được sử dụng để khai thác khoáng sản (cát, sỏi) trái phép tại khu vực sông Lam.
Ngày 26/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết, tỉnh vừa hoàn tất việc chuyển giao kết quả Dự án “Đánh giá tài nguyên cát biển phục vụ các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo thanh tra, làm rõ nguyên nhân; kiên quyết xử lý, chấn chỉnh, lập lại trật tự hoạt động khai thác, sử dụng nguồn khoáng sản (cát, đất) trái phép, sai phép trên địa bàn.
Khu vực Tây Nam Bộ đang triển khai xây dựng bốn tuyến cao tốc với tổng chiều dài 355 km, tổng nhu cầu lượng cát phục vụ xây dựng hơn 53 triệu mét khối. Trong đó, hai tuyến đường cao tốc Cần Thơ-Cà Mau và Châu Ðốc-Cần Thơ-Sóc Trăng đã khởi công nhưng tiến độ thi công chậm do thiếu cát.
Vừa qua, có một số ý kiến lo ngại việc khai thác cát trên sông Tiền, sông Hậu làm nguồn vật liệu cung cấp cho dự án cao tốc Cần Thơ-Cà Mau sẽ làm tình trạng xói sạt lở và sụt lún ở đồng bằng sông Cửu Long thêm trầm trọng, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải khẳng định, việc khai thác cát tại các mỏ đều được đánh giá tác động môi trường kết hợp với việc thiết lập hệ thống và thực hiện quan trắc, giám sát tác động theo quy định, do vậy không làm thay đổi dòng chảy, không gây sạt lở lòng, bờ, bãi sông.
Ngày 28/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Bến Tre) đã thi hành các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trần Tuấn Cường, sinh năm1998 (ngụ xã Tân Xuân, huyện Ba Tri) về hành vi "Vi phạm quy định về khai thác tài nguyên".
Thời gian gần đây, tình hình khai thác cát sông trái phép tại tỉnh Tiền Giang, Bến Tre diễn biến phức tạp gây bức xúc trong nhân dân. Các ngành, địa phương đang tập trung nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để ngăn chặn, kéo giảm tình trạng này.
Ngày 4/6, thông tin từ Công an tỉnh Bến Tre cho biết, lực lượng chức năng vừa bắt giữ 2 phương tiện tàu sắt cùng 5 đối tượng đang khai thác cát trái phép trên sông Tiền.
Nhu cầu cung ứng cát cho các công trình trong tỉnh và các tuyến cao tốc của Trung ương tăng đột biến so với nhu cầu của những năm trước, trong khi nguồn khai thác cát có hạn.
Ngày 18/5, thông tin cho báo chí, Công an tỉnh Thái Bình cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Phạm Minh Cường (tức Cường quắt), sinh năm 1986, trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình) về tội Cưỡng đoạt tài sản, quy định tại Điều 170 Bộ luật Hình sự.
An Giang là tỉnh có nguồn cát sông lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên thường xảy ra tình trạng người dân, doanh nghiệp khai thác trái phép, mua bán khống, xoay vòng hóa đơn... khi nguồn cát khan hiếm. Để bảo vệ nguồn cát, bảo đảm việc khai thác cát đúng theo quy định, ngành chức năng tỉnh An Giang đã quyết liệt vào cuộc.
Thời gian qua, tình hình khai thác cát trái phép trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp tục diễn biến phức tạp, mặc dù các ngành tỉnh và địa phương đã có nhiều cố gắng trong phối hợp, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản này.
Nguồn cát tại chỗ phục vụ xây dựng tại vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng cạn kiệt, khan hiếm làm giá tăng cao, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng các công trình giao thông trọng điểm quốc gia và công trình cấp bách của địa phương.