Nông dân xã Qui Đức cùng Đảng ủy xã thăm ruộng lúa ST25. (Ảnh MINH ANH)

Nông dân thành phố trồng lúa đặc sản

Huyện Bình Chánh đang tính toán phương án sản xuất lúa gạo theo đơn đặt hàng và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hữu cơ xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng cho người nông dân. Chính quyền và ngành nông nghiệp đang theo dõi các mô hình trồng lúa ST25, từ đó sẽ ghi nhận, chứng nhận VietGap cho các sản phẩm trên địa bàn.
Du khách tham quan vườn nho Hạ Ðen của gia đình chị Giáp Thị Tuyền.

Thúc đẩy khởi nghiệp nông nghiệp sạch, công nghệ cao

Nông nghiệp đang là ngành để nhiều người trẻ khởi nghiệp với mong muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Không ít bạn trẻ đã tiên phong áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, đa dạng hóa kênh tiêu thụ, góp phần hiện đại hóa, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bước đầu gặt hái được những thành công.
Tách múi sầu riêng cấp đông phục vụ xuất khẩu tại huyện Krông Pắc, tỉnh Ðắk Lắk. (Ảnh CÔNG LÝ)

Ngành rau quả trước mục tiêu kim ngạch 8 tỷ USD

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 8 tỷ USD, tăng gần 900 triệu USD so với con số kỷ lục 7,12 tỷ USD năm 2024. Tuy nhiên, những biến động thị trường nhập khẩu cùng với xu hướng tiêu dùng tập trung nhiều vào phân khúc hàng chế biến và sản phẩm hữu cơ đang là những trở ngại không nhỏ cho ngành hàng này trên hành trình chinh phục mục tiêu đề ra.
Sự khác biệt về mùa vụ là lợi thế lớn giúp rau quả tươi Việt Nam xâm nhập thị trường Thụy Điển, đặc biệt là các sản phẩm rau quả nhiệt đới. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Tiềm năng lớn cho xuất khẩu rau quả tươi Việt Nam vào thị trường Thụy Điển

Với sự ưu tiên cho các sản phẩm hữu cơ và bền vững, thị trường Thụy Điển được xem là "mảnh đất" màu mỡ cho rau quả tươi Việt Nam. Bằng việc đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội khẳng định vị thế của mình đối với người tiêu dùng Thụy Điển.
Một gian hàng nông sản sạch của thành viên Hiệp hội nông nghiệp sạch tỉnh Nam Định.

Nông nghiệp theo hướng xanh ở Nam Định

Những năm qua, nông nghiệp tỉnh Nam Định có bước phát triển ổn định, chuyển dịch tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô, trình độ, hiệu quả cao hơn. Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 5 năm gần đây tăng từ 2,5-3,0%/năm. Các lĩnh vực sản xuất tập trung theo hướng an toàn, hữu cơ, hướng tới sản xuất xanh, sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới.
Chăn thả cừu trên đồng cỏ ở Torshavn, Đan Mạch. Ảnh: istock/photosvit

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Đan Mạch, và Na Uy đã phát triển nhiều sáng kiến giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi, qua đó xây dựng chiến lược lâu dài, bền vững cho nông sản trong nước.
Cánh đồng dừa hữu cơ ở Trà Vinh.

Trồng dừa phát thải thấp

Tại Trà Vinh và một số tỉnh miền tây, việc canh tác dừa không chỉ là nguồn thu nhập chính cho nhiều nông dân mà còn góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế địa phương. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính, mô hình trồng dừa phát thải thấp đang trở thành giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường.
Nông dân xã Yên Phú, huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) thu hoạch rau an toàn.

Liên kết chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ có liên kết theo chuỗi giá trị là một trong những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường. Đồng thời, sản xuất theo hướng hữu cơ giúp tạo ra những sản phẩm tốt, chất lượng, an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.
Thu hoạch lúa hữu cơ

Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam sản xuất nông nghiệp giảm phát thải

Ngày 9/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) chính thức khởi động dự án Sử dụng phân bón đúng. Dự án sẽ được thực hiện trong 4 năm với ngân sách dự kiến là 4,4 triệu USD, do Cục Bảo vệ thực vật là chủ dự án và Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) là cơ quan thực hiện dự án.
Nâng cao chất lượng sản phẩm chè

Nâng cao chất lượng sản phẩm chè

Nhiều địa phương vùng trung du và miền núi phía bắc đang khuyến khích, vận động nhân dân sản xuất theo hướng liên kết và xây dựng thương hiệu. Bởi khi cây chè khẳng định được thương hiệu và có liên kết, người sản xuất sẽ tiêu thụ sản phẩm tốt hơn, giá bán ổn định và cao hơn, từ đó nâng cao giá trị loại cây trồng này.

Khu vườn thí điểm của dự án "Vườn xanh cộng đồng" tại Củ Chi bắt đầu được triển khai.

Vườn xanh vì cộng đồng

Dự án "Vườn xanh cộng đồng - Green Community Garden" vừa được ra mắt tại thành phố với khu vườn đầu tiên rộng một héc-ta ở huyện Củ Chi. Trong năm 2024, dự án đặt mục tiêu sẽ mở rộng ra khu vực đồng bằng sông Cửu Long cùng nhiều tỉnh, thành phố khác. Đáng chú ý là một phần rau củ sạch thu hoạch từ vườn xanh này sẽ được chuyển tặng đến các mái ấm, nhà mở, viện dưỡng lão như một cách san sẻ bữa cơm lành.
Sản phẩm cà chua hữu cơ của Hợp tác xã Nông nghiệp công nghệ cao Đắk Ha.

Liên kết sản xuất, tạo đầu ra cho nông sản Đắk Nông

Cùng với cơ chế, giải pháp của cơ quan chức năng thì nông dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã tại Đắk Nông đang chủ động đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Quá trình đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể, hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước tạo đột phá trong việc thúc đẩy thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Thu hoạch lúa hữu cơ bằng máy móc hiện đại, góp phần giảm chi phí, tăng sản lượng.

Sản xuất nông nghiệp bền vững

Chương trình phối hợp hoạt động giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội Nông dân Việt Nam đã tác động tới hội viên, nông dân cả nước trong việc tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế. Cũng từ đây, nhiều địa phương đã chuyển đổi mô hình canh tác lúa thông thường sang trồng lúa hữu cơ năng suất, chất lượng cao.
Sản lượng bưởi Phúc Trạch năm nay ước đạt hơn 21.000 tấn, tương đương giá trị 500 tỷ đồng.

Bưởi Phúc Trạch được mùa lại được giá, khẳng định chất lượng đặc sản

Ngày 5/9, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) Đặng Tuấn Anh cho biết, trên tổng số 2.768ha bưởi Phúc Trạch hiện có, mùa thu hoạch bưởi năm nay đã có gần 2.000ha diện tích trồng bưởi cho thu hoạch, với tổng sản lượng ước đạt hơn 21.000 tấn, tương đương giá trị 500 tỷ đồng.
Kiểm tra sự sinh trưởng, phát triển của lúa sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ tại tỉnh Hà Tĩnh. (Ảnh NGUYỄN HỮU NGỌC)

Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ hướng đến nền nông nghiệp xanh

Sản xuất nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng ở việc tập trung nâng cao năng suất, chất lượng mà còn phải hướng đến bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân, bảo đảm an toàn thực phẩm. Do đó, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ sẽ giúp "nói không với hóa chất", hạn chế ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thay đổi tập quán canh tác của nông dân.
Du khách trải nghiệm du lịch nông nghiệp công nghệ cao tại Măng Đen.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch ở Kon Plông

Từ nhiều năm nay, huyện Kon Plông đã trở thành trung tâm du lịch của tỉnh Kon Tum với khả năng thu hút hàng triệu du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Được thiên nhiên ưu đãi với thời tiết mát mẻ quanh năm, huyện đang tích cực xây dựng nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao gắn liền với du lịch.
Dây chuyền chế biến gạo đạt chuẩn châu Âu ở Quảng Trị.

Nâng chất lượng nông sản, hướng đến thị trường xuất khẩu

Để nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Trị đã đầu tư trang thiết bị cho nhà máy, đồng hành với người dân nâng cao năng lực chế biến, tạo dựng uy tín thương hiệu, mở rộng thị trường, từng bước đưa nông sản của người dân có đầu ra ổn định. Nhiều sản phẩm nông sản ở các địa phương được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường khó tính.
Thu hoạch hành tím tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Ổn định sản xuất và tiêu thụ hành tím

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổng diện tích sản xuất hành cả nước đạt khoảng 14 nghìn đến 15 nghìn ha, tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Hải Dương, Ninh Thuận, Quảng Ngãi; trong đó hành tím trồng chủ yếu tại Sóc Trăng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi. Tuy nhiên, sản xuất hành tím hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn như: Diện tích manh mún, khó truy xuất nguồn gốc, thiếu tính liên kết; giá bán biến động; khó kiểm soát chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm...
Ông Hồ Xuân Hiếu đang trao đổi với Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam Yaron Mayer về liên kết trồng lúa hữu cơ.

Quảng Trị xây dựng vùng lúa hữu cơ phục vụ xuất khẩu

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị giao Công ty cổ phần Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị (Sepon Group) làm chủ đầu tư dự án phát triển lúa hữu cơ, VietGAP với mục tiêu hình thành, phát triển vùng sản xuất chuyên canh lúa để sản xuất gạo hữu cơ phần lớn phục vụ xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập, chất lượng sống của người nông dân.