Giá dầu thế giới có dấu hiệu tăng trở lại trong những tuần gần đây nhờ vào “lực đẩy” bao gồm triển vọng tăng trưởng khả quan hơn ở các nền kinh tế và biện pháp điều chỉnh sản lượng của các nước xuất khẩu dầu mỏ. Giá dầu tăng cho thấy kinh tế thế giới đã bớt “ốm yếu”, nhưng phía trước vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, các yếu tố khó lường.
Sau cuộc họp trực tuyến cấp Bộ trưởng ngày 30/11, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhận được thông báo của một số quốc gia thành viên và đối tác (nhóm OPEC+) về kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu mỏ, thêm tổng cộng 2,2 triệu thùng/ngày trong quý I/2024.
Tháng 7 đánh dấu sự hồi phục mạnh mẽ của giá dầu thô thế giới. Trong khi rủi ro về nguồn cung đẩy giá dầu lên cao, khả năng nhu cầu tiêu thụ tăng trưởng hạn chế trong bối cảnh lãi suất cao có thể là lực cản đối với xu hướng tăng giá hiện nay.
Trong cuộc họp ngày 1/2, Ủy ban Giám sát chung cấp Bộ trưởng (JMMC) của nhóm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) thống nhất giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng hiện nay, trong bối cảnh triển vọng nhu cầu nhiên liệu dần cải thiện. Trước đó, tại cuộc họp hồi tháng 10/2022, OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày, khoảng 2% nhu cầu thế giới, từ tháng 11/2022 đến hết năm 2023.
Quyết định giảm sản lượng của OPEC+ ngay cả khi thị trường được kỳ vọng sẽ có một sự dư thừa nhỏ trong nửa cuối năm là động lực chính thúc đẩy giá dầu.