Khu vực xử lý nước thô tại Nhà máy nước Tân Hiệp (huyện Hóc Môn).

Ứng phó với nhiễm mặn và ô nhiễm nguồn nước

Những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, biểu hiện rõ ràng nhất là sự nóng lên toàn cầu, dẫn đến việc mực nước biển đang ngày càng tăng cao. Ðây cũng là nguyên nhân dẫn đến biến động nguồn nước và hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa khô hằng năm tại Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận.
Thương lái tại chợ gạo Cipinang, Pulogadung, Đông Jakarta, ngày 23/2/2024. (Ảnh: Antara)

Ảnh hưởng của El Nino khiến giá gạo tăng cao ở Indonesia

Trong bối cảnh thời tiết khô hạn do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino góp phần dẫn đến tình trạng thiếu gạo và đẩy giá mặt hàng này lên mức cao kỷ lục ở Indonesia, người dân nước này đang tìm đến chương trình mua gạo với giá ưu đãi của chính phủ để đáp ứng nhu cầu hằng ngày cho loại lương thực quan trọng này.
Ảnh minh họa: un.org.

Sự tăng nhiệt trên toàn cầu

Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là C3S cho biết, thế giới vừa trải qua tháng 2 nóng nhất từ trước đến nay. Đây cũng là tháng thứ 9 liên tiếp nhiệt độ toàn cầu ghi nhận ở mức cao chưa từng thấy do biến đổi khí hậu gây ra. Nhiệt độ tăng vọt trên khắp hành tinh trong tháng trước, từ Siberia đến Nam Mỹ, trong đó châu Âu cũng trải qua mùa đông ấm thứ hai trong lịch sử. Sự nóng lên trên toàn cầu đang đặt ra thách thức chưa từng có đối với các thành phố, các nền văn hóa, hệ thống giao thông và hệ thống năng lượng hiện nay.
Một người đi ngang qua tấm biển "#COP28" trong The Changemaker Majlis - hội thảo lãnh đạo cấp giám đốc điều hành - tập trung vào hành động vì khí hậu, tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arba thống nhất, ngày 1/10/ 2023. (Ảnh: Reuters)

Yêu cầu cấp bách về tài chính khí hậu

Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) Sultan Al Jaber mới đây nhấn mạnh, thế giới cần chi hàng nghìn tỷ USD nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và giải quyết sự nóng lên toàn cầu. Trong bối cảnh kinh tế thế giới bấp bênh, việc chia sẻ tài chính ngày càng trở nên khó khăn với mọi quốc gia nhưng đây vẫn là trách nhiệm không thể thoái thác để bảo vệ hành tinh xanh.
Các đại biểu dự cuộc họp thảo luận giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu do tình hình tại Biển Đỏ. (Ảnh THU TRANG)

Gỡ khó cho hàng hóa xuất khẩu qua Biển Đỏ

Biển Đỏ và kênh đào Suez là một trong những tuyến đường hàng hải huyết mạch quan trọng bậc nhất thế giới, chiếm khoảng 12% tổng lưu lượng giao thông hàng hải toàn cầu. Tuy nhiên, từ cuối năm 2023, do xung đột tại khu vực này, nhiều hãng tàu phải thay đổi tuyến đường, tránh kênh đào Suez (nối Biển Đỏ với Biển Địa Trung Hải) và phải đi vòng qua mũi Hảo Vọng, làm hành trình tàu kéo dài thêm từ 10 đến 15 ngày so trước đây.
Một cô gái mang thùng nước tại trại Higlo dành cho những người phải di dời trong nước do hạn hán ở thị trấn Gode, vùng Somali, Ethiopia, ngày 27/4/2022. Ảnh: REUTERS

Báo động về các hình thái khí hậu cực đoan

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết năm 2023 là năm nóng nhất được ghi nhận trên hành tinh, nhưng cảnh báo tác động ngày càng tăng của hiện tượng khí hậu El Nino có nguy cơ thiết lập kỷ lục nhiệt độ mới trong năm 2024. Thông tin của WMO là lời cảnh tỉnh đối với những hoạt động xâm hại môi trường đang làm “Mẹ thiên nhiên” nổi giận.
Các hộ dân Lạng Sơn chủ động tránh rét cho gia súc bằng chuồng trại được xây dựng kiên cố.

Lạng Sơn: Chủ động bảo vệ đàn vật nuôi trong thời tiết rét đậm, rét hại

Do ảnh hưởng của đợt rét đậm từ ngày 16/12, hiện nền nhiệt độ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xuống thấp, có nơi đã có rét hại. Công tác triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét, che đậy chuồng trại, bảo vệ vật nuôi đã được chính quyền, cơ quan chức năng địa phương cùng nhân dân thực hiện ngay từ đầu đợt rét này .
El Nino liệu có khiến giá nguyên liệu chăn nuôi tăng mạnh?

El Nino liệu có khiến giá nguyên liệu chăn nuôi tăng mạnh?

Mùa vụ các nước Nam Mỹ đang kỳ vọng sẽ cải thiện sau 3 năm liên tiếp gặp "hạn" nhưng hiện tượng thời tiết El Nino lại làm tan biến hết, thậm chí còn gieo thêm những lo ngại về nguồn cung nông sản toàn cầu. Những tác động này ngày càng rõ ràng và ngành chăn nuôi Việt Nam một lần nữa đứng trước rủi ro về chuỗi cung ứng nguyên liệu.
Dự kiến, năm 2023, sản lượng lúa cả nước đạt 43,2- 43,4 triệu tấn, bảo đảm nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ảnh| MINH ANH

Kiên định mục tiêu xuất khẩu gạo bền vững

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 4,84 triệu tấn gạo, trị giá 2,58 tỷ USD, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm 2022. Dự báo, từ giờ đến cuối năm, thị trường gạo thế giới còn nhiều biến động, tạo ra những cơ hội và thách thức mới cho mục tiêu xuất khẩu bền vững của ngành lúa gạo Việt Nam.
Các đợt hạn hán thường ảnh hưởng vụ lúa mì ở miền đông Australia. (Ảnh REUTERS)

Australia công bố khoản tài trợ mới để ứng phó hạn hán

Thủ tướng Australia Anthony Albanese (A.An-ba-nít) công bố khoản tài trợ mới để thúc đẩy nghiên cứu các giải pháp nhằm hạn chế tác hại của hạn hán, đồng thời tăng cường khả năng chống chịu của ngành nông nghiệp nước này trong tương lai. Các giải pháp được kỳ vọng sẽ góp phần mang lại lợi ích cho người nông dân, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các địa phương và ngành thương mại của Australia.