Hiện nay, EU và nhiều quốc gia như: Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore,... đã xây dựng chính sách, khuôn khổ pháp lý cho tài sản số nói chung, tài sản ảo, tiền ảo nói riêng. Tại Việt Nam, từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.
Thứ Ba, ngày 15/11/2022, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 21 cũng là ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Theo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, Chính phủ được giao sớm xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý đối với tiền ảo, tài sản ảo, nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các rủi ro rửa tiền nói riêng và rủi ro tài chính nói chung.
Trong phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) ngày 1/11, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Nguyễn Hải Trung thông tin, Công an Hà Nội đang điều tra 1 vụ án về tội danh lừa đảo, chiếm đoạt tài sản và rửa tiền với số tiền ước tính lên tới nhiều nghìn tỷ đồng.
Tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, một số nội dung trong dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) cần phải điều chỉnh cho sát thực tiễn như kiến nghị của các đại biểu sẽ được Chính phủ xem xét bổ sung sau khi được sự chấp thuận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhằm sớm hoàn chỉnh dự án luật, trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ tư.
Trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng, hoàn thiện dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) là yêu cầu cấp thiết nhằm bảo đảm an ninh, an toàn tài chính, tiền tệ quốc gia trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ.
Chiều 29/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp. Tham dự cuộc làm việc có lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp.
Ngày 26/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7/2022. Đây là phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật lần thứ 4 trong năm 2022.