Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao chất lượng sống của nhân dân theo tiêu chí hạnh phúc. Các yếu tố “dân hạnh phúc”, “chỉ số hạnh phúc”, “dân giám sát”, “dân thụ hưởng” là mục tiêu phấn đấu xuyên suốt của tỉnh qua các nhiệm kỳ đại hội.
Quảng Ninh là một trong những địa phương được coi là có chỉ số hạnh phúc cao khi người dân được thụ hưởng các giá trị văn hóa tinh thần và ngày càng được nâng cao hơn đời sống tinh thần, bên cạnh những hưởng thụ trong các lĩnh vực xã hội khác như y tế, giáo dục.
Tỷ lệ chuyển tuyến từ tuyến tỉnh chuyển Trung ương chỉ còn 0,85%; là tỉnh duy nhất có tới 5 cơ sở y tế đã triển khai bệnh án điện tử; 94,3% dân trên địa bàn tỉnh được quản lý, theo dõi sức khỏe bằng hồ sơ sức khỏe điện tử… Đây là bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành y tế tỉnh Quảng Ninh trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, đưa tỉnh trở thành địa phương đi đầu cả nước trong chuyển đổi số y tế.
Chiều muộn… Mặt trời đỏ lựng dần chìm sau rặng núi xa xa, hắt những bóng nắng cuối cùng trên sông Cổng. Thạch, học sinh lớp 2 người Dao, mặc chiếc áo bóng đá cũ chạy dọc theo cây cầu mới được bắc qua sông. Phía xa xa, Bàn A Ba, người trước đây từng nhận nhiệm vụ “chốt” ngầm tràn mùa lũ khẽ mỉm cười. Cả Thạch, A Ba và hàng trăm hộ dân người Dao tại thôn Lang Cang, xã Đồn Đạc (Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh) sau cùng cũng có được cây cầu nối đôi bờ hạnh phúc. Họ gọi Lang Cang là nhịp bắc của những hy vọng sáng tươi vào tương lai phía trước.
Chiều 15/7, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã diễn ra hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) và Kết luận số 12-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2020.