Hỗ trợ máy sản xuất cho nông dân nghèo xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. (Ảnh: THANH SƠN)

Khơi thông nguồn vốn đầu tư vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Việc triển khai thực hiện và giải ngân Chương trình 1719 thời gian qua còn một số bất cập. Nếu như các lĩnh vực hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, xây dựng nhà ở tái định cư, công trình văn hóa, giáo dục cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh được triển khai nhanh chóng, đạt tỷ lệ giải ngân cao, thì các dự án liên quan đến hỗ trợ sản xuất, đào tạo nhân lực, cải thiện dinh dưỡng... lại chậm trễ trong khâu triển khai, tỷ lệ giải ngân thấp.
Thi công hạ tầng khu tái định cư bản Ban, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình). (Ảnh HƯƠNG GIANG)

Bài 1: Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế cho người dân

Sau hơn ba năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025, nhiều công trình, dự án đã hoàn thành, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Để nguồn vốn của chương trình phát huy hiệu quả hơn nữa, Quốc hội đã thông qua một số cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc, giúp đẩy nhanh việc giải ngân, đưa được nhiều dự án thiết thực đến với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm hỏi, tặng quà cho bà con dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn.

Phú Thọ chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số

NDO - Trong những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030; trong đó giai đoạn 1 từ 2021-2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ (Chương trình 1719), tỉnh Phú Thọ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, với nhiều cách làm năng động, sáng tạo mang lại hiệu quả tích cực, góp phần từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số.