Lần đầu trong 15 tháng qua, Chính phủ Nhật Bản điều chỉnh đánh giá theo hướng tích cực hơn về tăng trưởng kinh tế của nước này với lý do tiêu dùng tư nhân có dấu hiệu phục hồi, dù còn khiêm tốn.
Một cuộc khảo sát cho thấy, 58% cử tri không tán thành cách Tổng thống Biden điều hành nền kinh tế, tăng so với mức 55% của tháng trước, và chỉ có 40% tán thành.
Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước ta trong hội nhập quốc tế.
Trường đại học Kinh tế quốc dân và Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội vừa phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia Kinh tế Việt Nam năm 2023 và triển vọng năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy tổng cầu để tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh mới” và công bố ấn phẩm Ðánh giá Kinh tế Việt Nam thường niên 2023. Thông tin từ hội thảo cho thấy, kinh tế Việt Nam năm nay tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi có nhiều giải pháp kích thích tăng tổng cầu để đạt mục tiêu tăng trưởng đề ra.
Lần đầu tiên sau 16 năm, Argentina đạt thặng dư ngân sách trong một quý với hơn 4,3 tỷ USD, tương đương 0,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhờ áp dụng triệt để chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Các biện pháp siêu tiết kiệm của Tổng thống Javier Milei đã giúp giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách, góp phần hạ nhiệt lạm phát và hy vọng thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, chính sách kinh tế khắc khổ “với những liệu pháp gây sốc” cũng khiến cuộc sống của người dân lâm vào khó khăn, và làn sóng biểu tình tiếp tục gia tăng.
Vượt lên mọi khó khăn, Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu nổi bật, mang tính lịch sử trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội, nâng tầm vị thế, uy tín của đất nước, tạo vận hội mới, thời cơ mới, thuận lợi mới để chuyển mình theo các mục tiêu Ðại hội Ðảng XIII đặt ra: Ðến năm 2030 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Sự quan tâm, chú ý đang hướng về thành phố San Francisco của Hoa Kỳ, nơi diễn ra Tuần lễ cấp cao của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2023. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, APEC tiếp tục khẳng định vai trò đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Viktorovich Volodin hôm nay đến Hà Nội, thăm chính thức Việt Nam từ ngày 15 đến 16/10, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Ðình Huệ.
Bước sang quý III/2023 đã xuất hiện xu hướng khả quan trong nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, xu hướng phục hồi tháng sau tích cực hơn tháng trước; niềm tin của doanh nghiệp, nhà đầu tư được củng cố.
Ngày 29/6, tại thành phố Lào Cai, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Khoa học Kinh tế và Xã hội quốc gia Lào phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế 4 bên Việt-Lào năm 2023 với chủ đề: “Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và công nghệ bảo đảm phát triển nhanh và bền vững tại Việt Nam và Lào”.
Đảng Quyền lực quốc dân (PPP) cầm quyền và đảng Dân chủ (DP) đối lập của Hàn Quốc đã đạt được thỏa thuận về dự thảo ngân sách năm tới sau nhiều tuần bế tắc. Động thái này mở đường cho Chính phủ Hàn Quốc xúc tiến các bước nhằm thực thi kế hoạch chính sách kinh tế năm 2023, trong đó chú trọng vào việc hạ nhiệt lạm phát và phục hồi xuất khẩu, trong bối cảnh xứ Kim chi tiếp tục đối mặt nhiều khó khăn và các yếu tố bất ổn từ bên ngoài.
Trong khuôn khổ Phiên hội thảo chuyên đề về “Thúc đẩy việc thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, tạo động lực phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển bền vững”, tại phiên trao đổi và thảo luận bàn tròn, Giáo sư, Tiến sĩ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sáng nay đặt câu hỏi với Chuyên gia Kinh tế cao cấp của Tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam Jonathan Pincus.