Ðóng gói gạo xuất khẩu tại nhà máy gạo của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. (Ảnh TRẦN NGỌC)

Triển vọng tăng trưởng xuất khẩu gạo

Năm 2024, dự kiến xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục khởi sắc, hướng tới cột mốc kim ngạch 5 tỷ USD. Tuy nhiên, đây cũng là năm thị trường gạo thế giới được dự báo sẽ có nhiều biến động cả về sản lượng, nhu cầu và các chính sách liên quan từ các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu. Do vậy, đổi mới sản xuất và linh hoạt điều hành xuất khẩu gạo sẽ là điều kiện quan trọng để ngành lúa gạo Việt Nam đạt tăng trưởng như kỳ vọng.
Cơ sở sản xuất tranh gạo Vân Quân chế tạo ra những sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện Sóc Sơn.

Đổi mới sản xuất phát triển kinh tế nông thôn

Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực của người dân cùng với sự đồng hành của lãnh đạo huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội) đời sống bà con đã có những đổi thay tích cực. Hiện, thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm (đạt 61.5 triệu đồng/người/năm năm 2022); tỷ lệ người dân được quản lý sức khỏe đạt 99,5%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn đạt 92%... Điều đó đã tạo điều kiện cho địa phương xây dựng những làng quê đáng sống.
Sầu riêng được bọc trong túi “Magik Growth” có khả năng tạo ra các chất quan trọng trong trái cây như tinh bột, đường và các chất chống oxy hóa khác nhau. (Ảnh: Tuấn Anh)

Thái Lan đổi mới phương thức sản xuất nhằm tăng năng suất cây sầu riêng

Được mệnh danh là "vua của các loại trái cây nhiệt đới", sầu riêng là loại cây ăn trái quan trọng nhất ở Thái Lan, vì nó tạo ra thu nhập cao cho đất nước mỗi năm từ hoạt động xuất khẩu. Mặc dù là quốc gia có sản lượng sầu riêng hàng đầu thế giới, nhưng người nông dân Thái Lan phải đối mặt với vấn đề sâu bệnh làm giảm năng suất cây trồng.