Cải tổ hoạt động của Đại hội đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với nỗ lực tăng hiệu quả hoạt động chung Liên hợp quốc, nâng cao khả năng ứng phó của tổ chức này với các thách thức toàn cầu ngày càng gia tăng.
Tại phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003), Việt Nam đã được các nước thành viên tín nhiệm cao bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003.
Là công nghệ nền tảng, trí tuệ nhân tạo (AI) có tiềm năng tạo đột phá trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết đầu tiên về thúc đẩy các hệ thống AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy được đánh giá là bước ngoặt quan trọng trong quản lý AI, đưa công nghệ tiên tiến này vào khuôn khổ pháp lý nhằm quản trị AI hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Ngày 22/1, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại, cộng đồng quốc tế đang đứng trước nguy cơ bỏ lỡ thời hạn chót vào tháng 5 tới để thông qua thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý trong việc ứng phó với đại dịch, cho rằng điều này sẽ là một đòn giáng lớn đối với các thế hệ tương lai.
Indonesia là ứng cử viên do ASEAN giới thiệu đã đạt được số phiếu cao nhất là 186 phiếu, trong khi Cuba là quốc gia Mỹ Latinh nhận số phiếu cao nhất (146 phiếu).
Sáng nay, 21/11, tại Thủ đô Phnom Penh, Vương quốc Campuchia diễn ra lễ khai mạc trọng thể Đại hội đồng Liên Nghị viện các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 43 (AIPA-43) với chủ đề “Cùng nhau tiến bộ vì một ASEAN tự cường, bao trùm và bền vững”.
Phát biểu với báo giới ngày 24/9 sau khi tham dự Khóa họp 77 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh Nga không từ chối đàm phán và "luôn thể hiện thiện chí với những đề xuất hợp lý".
Đây là nghị quyết thứ hai mà Việt Nam chủ trì được Đại hội đồng thông qua, sau Nghị quyết về Ngày quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12 hằng năm) được thông qua năm 2020.