Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/3 đã thông báo quyết định áp thuế lên tới 25% đối với ô-tô nhập khẩu - điều mà ông đã cam kết từ lâu với các cử tri Mỹ.
Chính phủ Brazil đã gác lại việc đánh thuế các công ty công nghệ lớn, một phần do lo ngại động thái này có thể bị coi là phản ứng trước lời đe dọa áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nước Mỹ chưa bao giờ vỡ nợ và các thị trường tài chính trên toàn cầu sẽ trở nên bất ổn nếu xuất hiện dù chỉ là một dấu hiệu cho thấy viễn cảnh đó có thể xảy ra.
Năm 2024, Mỹ là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 22% tổng kim ngạch. Mặc dù thị trường này còn nhiều dư địa khai thác nhưng những chính sách mới trong thương mại của Mỹ năm 2025 được dự báo sẽ tác động đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung của Việt Nam, trong đó có nông sản.
Ủy ban châu Âu (EC) vừa ban hành Thông báo đề xuất áp thuế chống bán phá giá tạm thời với một số sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) của Ai Cập, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam, nhập khẩu vào Liên minh châu Âu (EU). Theo thông báo này, thép cuộn cán nóng của Tập đoàn Hòa Phát không bị áp thuế chống bán phá giá tạm thời.
Ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tung ra lời đe dọa sẽ áp thuế 200% lên rượu vang, sâm-panh và các loại đồ uống có cồn từ châu Âu nếu EU không hủy bỏ mức thuế 50% đối với rượu whisky Mỹ.
Đáp trả những chính sách bị cho là "bất công với người Mỹ", Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế đối xứng lên các đối tác thương mại chính, bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ, bắt đầu từ ngày 2/4.
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 4/3 tuyên bố, sẽ áp dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan nhằm đáp trả quyết định của Mỹ trong việc áp 25% thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của nước này nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.
Ngày 4/3, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo, nước này sẽ đưa 15 thực thể của Mỹ vào danh sách kiểm soát xuất khẩu để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia.
Trong thông báo mới nhất đăng tải trên mạng xã hội Truth Social ngày 27/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng, các mức thuế áp đặt đối với Mexico và Canada sẽ có hiệu lực từ ngày 4/3, đúng theo kế hoạch ban đầu do tình trạng buôn lậu ma túy từ 2 nước này vào Mỹ vẫn tiếp diễn.
Mới đây, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cùng các doanh nghiệp sản xuất thép vừa gửi văn bản kiến nghị Bộ Công thương sớm giải quyết vụ việc phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc (vụ AD19).
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/2 để ngỏ khả năng tiếp tục trì hoãn việc áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada đến ngày 2/4, muộn hơn khoảng một tháng so với thời hạn mà ông tuyên bố hồi đầu tháng 2.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký bản ghi nhớ đề nghị áp dụng thuế quan "công bằng và có đi có lại" đối với tất cả các đối tác thương mại lớn của Mỹ. Bản ghi nhớ yêu cầu Howard Lutnick, người được đề cử làm Bộ trưởng Thương mại, và Jamieson Greer, đại diện thương mại toàn cầu của Mỹ, trong vòng 180 ngày đưa ra báo cáo đánh giá đối với từng quốc gia xem liệu biện pháp khắc phục có cần thiết để bảo đảm quan hệ thương mại có đi có lại hay không.
Sáng 11/2 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh áp thuế 25% lên mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu vào nước này, không có ngoại lệ hay miễn trừ. Sắc lệnh này có hiệu lực từ ngày 4/3 tới. Nhiều nước đã ngay lập tức lên tiếng phản ứng, lo ngại về tác động đối với ngành công nghiệp và kinh tế toàn cầu.
Theo Thủ tướng Canada Justin Trudeau, trước mối đe dọa áp thuế của Mỹ, Canada cần có phản ứng mang tính chiến thuật trong ngắn hạn và một chiến lược dài hạn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý tạm hoãn kế hoạch áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico trong vòng 30 ngày, sau cuộc điện ngày 3/2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump với Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum Pardo.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế bổ sung 10% với toàn bộ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc; áp thuế 25% đối với hầu hết mặt hàng từ Canada và Mexico, đồng thời cảnh báo sẽ tăng thuế nếu bất kỳ nước nào có động thái trả đũa.
Theo đại biểu Quốc hội, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng các tác động khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia, rượu, bảo đảm vừa hạn chế tiêu dùng, vừa hỗ trợ phục hồi kinh tế và doanh nghiệp. Việc tăng thuế cần có lộ trình và biện pháp hỗ trợ kèm theo để đạt được mục tiêu một cách hiệu quả.
Theo các đại biểu Quốc hội, việc bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt vẫn còn cần nhiều cân nhắc, nhất là khi cũng đòi hỏi có cơ sở chứng minh được việc áp dụng chính sách thuế này có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng và đạt hiệu quả trong giảm tỷ lệ người thừa cân, béo phì.
Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với tất cả hàng hóa từ Mexico, Canada và thêm 10% thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc, khi ông chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2025.
Ủy ban châu Âu (EC) nêu rõ bước đi này phản ánh quan điểm kiên định của EU rằng các biện pháp tạm thời của Trung Quốc đối với rượu mạnh nhập từ EU không phù hợp với các quy tắc của WTO.
Bày tỏ nhất trí với việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng bia, rượu theo lộ trình, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, cần cân nhắc áp thuế này sau năm 2026 để giúp doanh nghiệp có thêm thời gian cơ cấu lại sản phẩm.
Canada cho rằng ngành ô-tô của họ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh từ chính sách sản xuất quá mức và hoạt động phi thị trường của phía Trung Quốc.
Ngày 19/6, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ áp thuế đối với trứng nhập khẩu từ Ukraine trong vòng hai tuần tới. Quyết định này được đưa ra sau khi đạt mức hạn ngạch nhập khẩu đã được thống nhất trước đó.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 21/5 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp thuế có mục tiêu vào xe điện của Trung Quốc nếu điều tra cho thấy các khoản hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc cho lĩnh vực này là trái quy định.