Tham dự hội thảo, về phía Trung tâm nghiên cứu Đất - Phân bón và Môi trường Tây Nguyên, có ông Hồ Công Trực, Giám đốc trung tâm; đại diện chính quyền địa phương, cửa hàng và các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp tiêu biểu huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
Những năm gần đây, chanh dây đã trở thành cây trồng phổ biến, mang lại nguồn thu đáng kể cho nông dân vùng Tây Nguyên. Trong bối cảnh hiện tại, việc thâm canh loại cây trồng này càng được người dân chú trọng, tạo nên áp lực cung cấp các chất dinh dưỡng từ đất. Do vậy, có thể nói, việc cung cấp kịp thời, đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, bảo đảm sản xuất cây chanh dây đạt hiệu quả cao và bền vững là hết sức cần thiết. Ure Phú Mỹ, NPK Phú Mỹ và Polysulphate là những loại phân bón chứa tương đối đầy đủ các yếu tố khoáng đa, trung và vi lượng, với hàm lượng dinh dưỡng cao, chất lượng ổn định, phù hợp thâm canh nhiều loại cây trồng, trong đó có chanh dây.
Tại hội thảo, các hộ nông dân đã được mời tham quan thực tế vườn mô hình và cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi kiến thức kỹ thuật sử dụng sản phẩm bón Phú Mỹ có hiệu quả, phù hợp thổ nhưỡng tại địa phương. Theo kết quả thực hiện của Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên và bà con nông dân, mô hình trình diễn sử dụng phân bón Phú Mỹ kết hợp polysulphate cho cây chanh dây trên đất nâu đỏ huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai làm tăng số cành cho quả, giảm tỷ lệ rụng quả và các loại bệnh gây hại đối với chanh dây (bệnh đốm xám, phấn trắng), cải thiện trọng lượng quả và tăng năng suất 13,5%, thêm lợi nhuận hơn 55 triệu đồng/ha.
Phát biểu tại Hội thảo, lãnh đạo địa phương và bà con nông dân đã đánh giá rất cao tác dụng của Phân bón Phú Mỹ đến cây chanh dây và sẽ sử dụng trong vụ tới.
Hội thảo trình diễn mô hình phân bón Phú Mỹ trên cây chanh dây.