Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

NDO - Tỉnh An Giang vừa tổ chức công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghề làm đường thốt nốt của đồng bào Khmer tại huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
0:00 / 0:00
0:00
Tác phẩm "Điểm nhấn Phú Quốc xếp vào top 2 đảo đẹp nhất thế giới" của tác giả Trương Phú Quốc đoạt Giải nhất.
Tác phẩm "Điểm nhấn Phú Quốc xếp vào top 2 đảo đẹp nhất thế giới" của tác giả Trương Phú Quốc đoạt Giải nhất.

Đây là tiền đề quan trọng để chính quyền, người dân nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn, phát huy giá trị của nghề truyền thống này. Cây thốt nốt có nhiều ở vùng núi An Giang, là nguồn nguyên liệu chế biến các loại đường thốt nốt truyền thống, giúp đồng bào Khmer có thu nhập ổn định.

9 tác phẩm đoạt giải cuộc thi “Ảnh đẹp Kiên Giang” năm 2024

Cuộc thi ảnh nghệ thuật với chủ đề “Ảnh đẹp Kiên Giang” năm 2024 do Hội Văn học nghệ thuật phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Kiên Giang phát động thu hút 84 tác giả gửi hơn 800 tác phẩm dự thi. Ban tổ chức đã chọn 9 tác phẩm để trao 1 Giải nhất, 2 Giải nhì, 2 Giải ba và 4 Giải khuyến khích. Cuộc thi góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu quê hương, đất nước của người dân Kiên Giang phù hợp với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Trao tặng công trình tuyên truyền bảo tồn, phát triển sếu đầu đỏ

Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam vừa trao tặng công trình tuyên truyền về bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim cho Trường trung học phổ thông Tràm Chim. Đây là mô hình thí điểm đầu tiên do Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Tháp, Vườn quốc gia Tràm Chim và Ban giám hiệu Trường trung học phổ thông Tràm Chim thực hiện.

Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 1

Thu hoạch tôm nuôi ứng dụng công nghệ cao tại Bến Tre.

Bến Tre phát triển hơn 3.600 ha nuôi tôm công nghệ cao

Trong số hơn 36.000 ha nuôi tôm nước lợ ở tỉnh Bến Tre, đã có hơn 3.600 ha nuôi tôm công nghệ cao, sản lượng khoảng 90.250 tấn/năm, chiếm hơn 58% tổng sản lượng tôm nuôi của tỉnh. Năng suất bình quân nuôi tôm công nghệ cao đạt 60-70 tấn/ha mặt nước, lợi nhuận trung bình từ 700-800 triệu/ha/vụ nuôi. Theo kế hoạch, đến năm 2025, tỉnh Bến Tre phát triển khoảng 4.000 ha nuôi tôm công nghệ cao.

Đưa sản phẩm OCOP trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Đến nay, tỉnh Long An đã phát triển được 231 sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3-4 sao mang nét đặc trưng của địa phương. Để sản phẩm OCOP ngày càng phát triển bền vững và hướng đến mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Long An tập trung phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng nông nghiệp, nông thôn trên nền tảng nông nghiệp sạch, hữu cơ, công nghệ cao; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát huy thế mạnh của các làng nghề truyền thống…

Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 2

Người dân xây nhà ở tại khu tái định cư ấp Hồ Thùng, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Hỗ trợ tái định cư cho người dân bị thiệt hại do biển xâm thực

Đến nay, đã có 51/166 hộ dân bị mất đất do biển xâm thực ở vùng bờ biển hai ấp Đông Thành, Hồ Thùng, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh được hỗ trợ xây nhà ở tại khu tái định cư ấp Hồ Thùng. Mỗi hộ được hỗ trợ không hoàn lại 30 triệu đồng, bố trí một nền nhà ngang 4,5m, dài 25m; vay tín chấp số tiền 50 triệu đồng để đầu tư công trình vệ sinh và nước sạch. Dự kiến, trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, người dân sẽ dọn về nơi ở mới.