Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam Phạm Viết Thu khẳng định, mặc dù hai cuộc vận động được triển khai trong giai đoạn đất nước gặp nhiều khó khăn song thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Tàn nhưng không phế” cán bộ, hội viên Hội Người mù Việt Nam đã phát huy tinh thần đoàn kết, vượt qua khó khăn hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của hai chương trình. Kết quả của hai chương trình đã chứng minh cho hiệu quả hoạt động của Hội, khẳng định hội là mái nhà chung ấm áp của hơn 75 nghìn hội viên trong cả nước.”
Từ năm 2008 đến nay, toàn hội đã mở 1.300 lớp dạy các nghề làm tăm, làm chổi, làm hương, thủ công mỹ nghệ, tin học văn phòng, xoa bóp bấm huyệt, y sĩ y học cổ truyền, bán hàng trực tuyến, dán nhãn dữ liệu, công tác xã hội cho 21 nghìn lượt hội viên với tổng kinh phí 71 tỷ đồng...
Hơn 3.500 người mù được đào tạo nghề và đã tham gia làm việc tại 359 cơ sở sản xuất tập trung do hội quản lý; gần 4.000 người mù khác làm việc tại các tổ nhóm sản xuất thủ công và cơ sở massage do hội viên thành lập...
Là tổ chức của người khuyết tật được thành lập sớm nhất trong cả nước, 54 năm qua, Hội Người mù Việt Nam đã phát động nhiều cuộc vận động và chương trình phù hợp điều kiện kinh tế xã hội của đất nước, sự phát triển của tổ chức Hội và trình độ, khả năng của cán bộ, hội viên.
Trong suốt 15 năm qua, cuộc vận động “Tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên, bình đẳng, hòa nhập với cộng đồng” và chương trình hành động “Việc làm, giảm nghèo bền vững” đã tiếp thêm động lực, niềm tin, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn hội, góp phần giúp người mù vươn lên khẳng định bản thân, xóa đói giảm nghèo, tự tin hòa nhịp với sự phát triển của xã hội.
Theo đó, chương trình hành động “Việc làm, giảm nghèo bền vững” trong 15 năm qua, đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan ban, ngành, đặc biệt là sự đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ của cán bộ, hội viên.
Với sự nỗ lực của Trung tâm Đào tạo cán bộ phục hồi chức năng cho người mù thuộc Trung ương Hội và 16 trung tâm dạy nghề trực thuộc các tỉnh, thành hội, từ năm 2008 đến nay, toàn hội đã mở 1.300 lớp dạy các nghề làm tăm, làm chổi, làm hương, thủ công mỹ nghệ, tin học văn phòng, xoa bóp bấm huyệt, y sĩ y học cổ truyền, bán hàng trực tuyến, dán nhãn dữ liệu, công tác xã hội cho 21 nghìn lượt hội viên với tổng kinh phí 71 tỷ đồng...
Hơn 3.500 người mù được đào tạo nghề và đã tham gia làm việc tại 359 cơ sở sản xuất tập trung do hội quản lý; gần 4.000 người mù khác làm việc tại các tổ nhóm sản xuất thủ công và cơ sở massage do hội viên thành lập...
Từ chính sách an sinh của Nhà nước, hơn 52 nghìn người mù đã được hưởng trợ cấp xã hội, hơn 62 nghìn người mù được cấp thẻ bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, các cấp Hội đã vận động các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ nhà ở, tặng quà, trợ cấp đột xuất hoặc thường xuyên cho người mù với giá trị hàng nghìn tỷ đồng trong suốt 15 năm qua, đặc biệt trong giai đoạn dịch Covid-19 kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người mù.
Phát biểu tham luận tại hội nghị, các tham luận của cán bộ, hội viên đều có chung khẳng định: “Mặc dù trong quá trình thực hiện còn gặp khó khăn, song những kết quả mà cuộc vận động và chương trình mang lại đã thật sự có ý nghĩa to lớn với tổ chức Hội và đời sống vật chất, tinh thần của hội viên”.
Anh Phạm Văn Thọ, hội viên Hội Người mù thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết: “Thời điểm tôi được vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm (nay là Quỹ Quốc gia về việc làm) cách đây hơn 13 năm. Lúc đó, trong tay hai vợ chồng gần như không có chút vốn nào để mở cơ sở. Được hội hướng dẫn và tạo điều kiện, cho vay 5 triệu đồng, số tiền đó thực sự rất ý nghĩa và kịp thời với gia đình tôi. Chúng tôi đã vay mượn thêm của gia đình, bạn bè và mở cơ sở xoa bóp. Đến nay, cơ sở đã và đang ngày một phát triển vững vàng và mang lại thu nhập tốt cho gia đình tôi và 5 anh em khiếm thị khác”.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đánh giá cao và nồng nhiệt chúc mừng kết quả hoạt động của Hội Người mù Việt Nam và 2 cuộc vận động đã đạt được trong 15 năm qua.
Đồng chí Đỗ Văn Chiến phát biểu tại hội nghị. |
Đồng chí Đỗ Văn Chiến đề nghị Hội Người mù Việt Nam căn cứ vào 5 bài học kinh nghiệm trong 15 năm qua, lựa chọn những việc cần làm, những việc có thể làm được chủ động đề xuất, phối hợp với các cơ quan triển khai thực hiện, thiết thực hỗ trợ hội viên vươn lên trong cuộc sống. Trong đó, chú trọng công tác tuyên truyền, vận động để xã hội hiểu sâu sắc hơn về người mù và Hội Người mù Việt Nam.
Đồng chí cũng đề nghị các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các cấp ủy Đảng, chính quyền Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương cần quan tâm, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 1/1/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật. Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 5/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 để ứng xử thật lòng, giúp đỡ hỗ trợ cao nhất, thiết thực, hiệu quả nhất hội người mù và người mù tại các địa phương.
Trong giai đoạn mới, phát huy truyền thống xây dựng và phát triển hơn nửa thế kỷ, cùng những kết quả đã đạt được trong 15 năm qua, cán bộ, hội viên toàn Hội quyết tâm vượt mọi khó khăn, thực hiện tốt hơn nữa cuộc vận động “Tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên, bình đẳng, hòa nhập với cộng đồng” và chương trình hành động “Việc làm, giảm nghèo bền vững”, cùng với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã đề ra nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng tổ chức Hội vững mạnh và không để bất kỳ người mù nào bị bỏ lại phía sau.
Tại hội nghị, đồng chí Đỗ Văn Chiến, thay mặt Đảng, Nhà nước đã trao Huân chương Lao động hạng Ba cho ông Phạm Xuân Trường - Ủy viên Ban Thường vụ Hội Người mù Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Đào tạo cán bộ Phục hồi chức năng cho người mù - vì những đóng góp cho công tác dạy chữ, dạy nghề mở các khóa học nâng cao kỹ năng cho người mù.