Chúng tôi rất trân trọng những thước phim về Việt Nam

Sang dự Hội nghị Liên đoàn các viện phim quốc tế (FIAF) tại Hà Nội từ ngày 19 đến 24-4-2004, ông Karl Griep - Giám đốc Phòng phim tài liệu, Cục Lưu trữ phim quốc gia của CHLB Đức - mang theo một số lượng lớn phim tài liệu của Đức về Việt Nam.

* Từ ý tưởng nào, ông đem các phim đó sang giới thiệu ở Hà Nội?

Khi được mời sang dư hôi nghị của FIAF, tôi nảy ra ý nghĩ: Cần tiến hành một đợt giới thiệu có hệ thống các tấc phẩm điện ảnh tư liệu của Đức về VN ở Hà Nội. Bàn chuyện đó với Viện Goethe ở Hà Nội, Viện trưởng F.X.Augrestin nhất trí ngay, và thế là chúng tôi mang 15 phim tới Việt Nam: Chủ yếu là của hãng phim DEFA của CHDC Đức trước đây. Hiện trong kho lưu trữ quốc gia CHLB Đức có tới 50 phim do CHDC Đức sản xuất về đề tài Việt Nam. Ngoài ra còn có không ít phim về đề tài này do Tây Đức và các nước khác sản xuất.

* Xin ông cho biết khái quát về những bộ phim tài liệu của Đức về VN mà ông muốn giới thiệu ở Hà Nội trong dịp này?

- Phim chúng tôi mang sang Hà Nội dịp này được phân loại thành ba mảng đề tài.

Một là, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mà cao trào là trận Điện Biên Phủ, trong đó có Việt Nam của Joachim Hadaschik, có thể coi là bộ phim tài liệu hoàn chỉnh đầu tiên của một nhà làm phim tài liệu người Đức về VN. Phim này làm năm 1955, dựng lên toàn cảnh lịch sử Việt Nam từ 1945 đến chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hai là, giai đoạn 1965 - 1975: thời kỳ cả hai miền Nam - Bắc chống Mỹ xâm lược. Đó là giai đoạn chủ yếu. Trong số phim về giai đoạn này, tôi đặc biệt bị cuốn hút bởi bộ phim Tây Hồ - một làng ở khu 4 của nhà làm phim nữ Gitta Nickel ca ngơi một làng ven biển chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi, nổi bật lên vai trò của cô chủ tịch xã rất kiên nghị mà cũng rất nhân hậu.

Và mảng thứ ba là phim về Việt Nam từ sau ngày thống nhất đất nước. Trong đó có các bộ phim của Heynowski và Scheumann (hai nhà làm phim CHDC Đức nổi tiếng qua những bộ phim như Phi công mặc quần áo ngủ): Mùa lúa đầu tiên sau chiến tranh (1977), Thành đồng Tổ quốc (1977), Tên trùm cảnh sát chạy trốn (1979)...

* Các bộ phim về VN được bảo quản ra sao ở CHLB Đức?

- Nhìn chung rất tốt. Xưởng phim DEFA vốn là nơi bảo quản phim hàng đầu ở CHDC Đức. Tính đến nay, độ tuổi của chúng là 40, 50 năm mà chất lượng vẫn tốt. Chúng tôi đã tiếp thu chúng, sẽ tiếp tục tạo mọi.điều kiện kỹ thuật để bảo quản tốt.

* Những phim đó hiện vẫn được tiếp tục giơi thiệu ở Đức hay không?

- Có chứ, nhưng.chủ yếu dưới dạng trích đoạn để phục vụ cho một bộ phim mang chủ đề mới. Chiến tranh Việt Nam đã lùi xa ngót 30 năm rồi, nhưng nó vẫn là một vấn đề được quan tâm. Cho dù CHDC Đức trước đây làm những bô phim này còn vì mục đích chính trị, nhưng đây vẫn là những bộ phim tư liệu quý giá, vì trước sau chúng tôi vẫn hiểu rằng: cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam là cuộc chiến đấu chính nghĩa. vì quyền sống của con người trong độc lập, tự do...

Cũng vì thế tôi và các đồng nghiệp của mình hết sức trân trọng những thước phim ấy. Chúng có thể góp phàn làm cho các thế hệ mai sau hiểu một cách cụ thể về thời đại chúng ta....