Chiều 18/12, Báo Nhân Dân khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”, ca ngợi những chiến công hiển hách và tôn vinh những vị tướng tài danh của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng thông qua những bản đồ, hình ảnh, âm thanh, tư liệu,… được trình bày trực quan, khoa học, ấn tượng.
Chiều 18/12, Báo Nhân Dân đã tổ chức lễ khai mạc Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”. Với việc quét mã QR được tích hợp trên từng bức tranh và sơ đồ trận đánh, người xem sẽ được trải nghiệm thêm thông tin, hình ảnh trực quan về các trận chiến nổi tiếng cùng dấu ấn của những vị tướng tài danh trong lịch sử dân tộc.
Đồng khởi Bến Tre đã mở đầu cho cao trào tấn công và nổi dậy của toàn miền Nam và là nơi khởi đầu của “Đội quân tóc dài” - đội quân có một không hai trên thế giới, đã trở thành biểu tượng chung đầy tự hào của phụ nữ Việt Nam trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt hơn là sự xuất hiện của một nhà lãnh đạo tài ba - Nữ tướng Nguyễn Thị Định.
Trở về từ “địa ngục trần gian” Côn Đảo, người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Bình đã nỗ lực gây dựng cơ sở cách mạng ở quê hương và có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, đặc biệt là trong những năm tháng gắn bó với chiến trường Nam Bộ.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá Thượng tướng Trần Văn Trà là một người cộng sản kiên trung, lúc gặp khó khăn càng tỏ rõ bản lĩnh vững vàng trung thành với Đảng, là một tướng lĩnh tài ba của quân đội ta. Cuộc đời hoạt động cách mạng và chiến đấu của đồng chí là một tấm gương cho các thế hệ cán bộ, chiến sĩ.
Gần 10 năm trên cương vị Tư lệnh Đoàn 559 - Bộ đội Trường Sơn, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên cùng với Bộ Tham mưu Trường Sơn đã chỉ huy lực lượng hùng hậu với quy mô 9 sư đoàn và 21 trung đoàn trực thuộc, vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc sự nghiệp chi viện to lớn cho các hướng chiến trường. Chính thời gian này đã làm tỏa sáng tên tuổi của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên với tên gọi: Tư lệnh đường Trường Sơn huyền thoại.
Suốt chặng đường 60 năm hoạt động cách mạng (1939-1999), trong đó có hơn 40 năm gắn bó với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, Đại tướng Đoàn Khuê luôn đem hết tinh thần, nghị lực và trí tuệ cống hiến cho Đảng, cho nhân dân, đặt lợi ích của cách mạng, của nhân dân lên trên hết.
Hơn 80 năm tham gia hoạt động cách mạng, 30 năm chỉ huy chiến đấu trên chiến trường Nam Bộ, gần 10 năm làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia, đồng chí Lê Đức Anh là một người cộng sản kiên cường, nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Đại tướng Chu Huy Mân được nhân dân các bộ tộc Lào thân mật gọi là “Tướng Thao Chăn”, được cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam gọi là “Tướng Hai Mạnh” (mạnh cả chính trị lẫn quân sự).
Đại tướng Hoàng Văn Thái là một trong những học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một đảng viên cộng sản kiên cường, nhất mực trung thành, tận tụy với Đàng, với nước, tận hiếu với nhân dân; một nhà quân sự tài năng, đức độ của cách mạng Việt Nam.
Đại tướng Văn Tiến Dũng - nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và Nhà nước, một vị tướng mưu lược, văn võ song toàn, tận trung với nước, tận hiếu với dân, có nhiều đóng góp quan trọng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần bổ sung, phát triển nền khoa học, nghệ thuật quân sự cách mạng Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.
Tên tuổi của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh gắn liền với những thời điểm có tính chất bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, đặc biệt là những đóng góp quan trọng cho việc xây dựng và củng cố quyết tâm chiến đấu để đánh thắng quân xâm lược Mỹ.
Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp - Người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người "Anh cả" của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, được nhân dân yêu mến, kính trọng, bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Ông là Tổng Tư lệnh đầu tiên và duy nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, cũng là đại tướng đánh bại nhiều đại tướng nhất.
Ngày 21/3/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 18 - SL cử Trung tướng Nguyễn Bình làm Tư lệnh Bộ Tư lệnh Nam Bộ đầu tiên để phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến ở miền nam.
Bằng tài năng thao lược và những cống hiến đặc biệt xuất sắc của mình, đồng chí Chu Huy Mân được phong quân hàm thiếu tướng năm 1958, vượt cấp từ thiếu tướng lên thượng tướng vào năm 1974, quân hàm đại tướng vào năm 1980 và giữ nhiều vị trí trọng yếu của đất nước.
Đồng chí Lê Khả Phiêu sinh ngày 27/12/1931, tại làng Thượng Phúc, xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đông Sơn - quê hương của đồng chí Lê Khả Phiêu là vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, bởi nơi đây là cái nôi của người Việt cổ, với nền văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ, tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn nổi tiếng. Làng Thượng Phúc, xã Đông Khê là nơi sinh ra Tể tướng Lê Hy, ông cũng nhà văn hóa lớn thời Lê Huyền Tông, Lê Gia Tông (1663-1675).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh đầu tiên, người Anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những huyền thoại của lịch sử hiện đại Việt Nam ở thế kỷ XX. Tên tuổi của ông đã gắn liền với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thống nhất đất nước; đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975). Nhiều chính khách, tướng lĩnh, học giả trên thế giới coi ông là “một thiên tài quân sự”; “vị tướng huyền thoại”; “vị tướng kiệt xuất”… vì ông là “vị tướng văn võ song toàn”.
Những tháng cuối năm 2005, lúc này toàn Ðảng, toàn dân ta đang tưng bừng chuẩn bị đón mùa Xuân mới Bính Tuất và chuẩn bị để tiến hành Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ X. Anh Mân lâm bệnh hiểm nghèo...
Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh (tên thật là Nguyễn Vịnh) sinh ngày 1/1/1914 trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Niêm Phò, huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Cecil B.Curey, nhà sử học quân sự, sĩ quan quân đội Hoa Kỳ viết về Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp: “Ông giành chiến thắng bắt đầu từ con số không và làm được điều đó trong một đất nước nghèo nàn. Công trạng của ông là vô song và kết quả đạt được là phi thường, chính cái đó tạo nên thiên tài quân sự”(1).
Đồng chí Ðại tướng Văn Tiến Dũng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Ðảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trọn vẹn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, đầy tâm huyết, dù ở cương vị nào, đồng chí Lê Khả Phiêu cũng luôn cố gắng hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình trước Ðảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân; luôn giữ vững khí tiết của người cộng sản, phẩm chất nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
Đồng chí Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự T.Ư (nay là Quân ủy T.Ư), nguyên Bộ trưởng Quốc phòng là một vị tướng trận mạc, nhà lãnh đạo đức độ, tài năng, một trong những học trò ưu tú, xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có nhiều cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và sự trưởng thành của Quân đội.
Theo quyết định của Bộ Chính trị, ngày 5/2, Anh Văn Tiến Dũng lên đường vào Tây Nguyên, đại diện cho Bộ thống soái tối cao trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy chiến dịch.
Số lượng những bài viết của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trên Báo Nhân Dân không nhiều song đã khắc họa những nét chấm phá chân dung và phong cách của Nhà báo cách mạng Nguyễn Chí Thanh - sắc sảo và độc đáo, sâu sắc mà tài hoa...
Câu chuyện với Thiếu tướng Nguyễn Đồng Thoại bắt đầu từ những chuyến xe đi công tác của Đại tướng Lê Trọng Tấn, vị chỉ huy mà ông rất mực kính trọng, mến phục...
Gần nửa thế kỷ tham gia cách mạng dưới sự lãnh đạo của Ðảng, Ðại tướng Lê Trọng Tấn là một trong những vị tướng "dũng cảm và sáng tạo, mưu lược và quyết đoán". Ở Ðại tướng, những phẩm chất này đã thấm sâu, hòa với tấm lòng của ông với Ðảng, với dân tộc thành nét riêng.
Ðại tướng Hoàng Văn Thái (1-5-1915 - 1-5-2015) là một trong những vị tướng có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng của Quân đội Nhân dân (QÐND) Việt Nam, người có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1986).
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mẫu mực, vị tướng tài trí, mưu lược. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Đại tướng cống hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhân dân và Quân đội. Đóng góp to lớn, nổi bật của Đại tướng thể hiện trên nhiều mặt, trong đó có những đóng góp xuất sắc về lý luận chính trị quân sự.
Đại tướng Lê Ðức Anh là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một vị tướng tài ba, người đã được tôi luyện, trưởng thành qua các cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, có nhiều đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc và thực hiện nhiệm vụ quốc tế, giải phóng nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng.