Những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám năm 1945 qua các tấm ảnh tư liệu quý giá (*) "Sẻ cơm nhường áo" chống giặc đói

Ngày 28-9-1945, trên báo Cứu Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài "Sẻ cơm nhường áo" với lời kêu gọi tha thiết: "Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: Cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Ðem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo.

Như vậy thì người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói. Tôi chắc rằng đồng bào ta ai cũng sẵn lòng cứu khổ, cứu nạn, mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị nói trên. Tôi xin thay mặt dân nghèo mà cảm ơn các đồng bào".

Tình nhân ái và tinh thần gương mẫu của người đứng đầu Nhà nước đã được nhân lên thành một phong trào toàn dân "sẻ cơm nhường áo", góp phần cứu đói và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân bằng tình nghĩa đồng bào.

Ngày tiễu trừ "Giặc đói" tại quảng trường nhà hát lớn Hà Nội

với sự có mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên phải Người

là tướng Mỹ Ga-la-gơ, đại diện lực lượng Đồng Minh tại Việt Nam

và Bộ trưởng cứu tế xã hội Nguyễn Văn Tố, người đọc diễn văn

và sau đó thân kéo xe bò đi quyên gạo là cụ Ngô Tử Hạ,

một nhân sĩ Hà Nội.

Ban cứu đói phát gạo cho dân nghèo tại bãi Phúc Xá (30-11-1945).

Bữa cơm cho dân nghèo nhân ngày Tết Nguyên Đán

tổ chức tại chùa Láng (2-2-1946).

(*) Xem báo Nhân Dân từ số ra ngày 18-8-2010.

DTQ