Những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám năm 1945 qua các bức ảnh tư liệu quý giá (*)

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ". Ngày 3-10-1945, Người viết Lời kêu gọi "Chống nạn thất học", trong đó kêu gọi "Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết.

Bác Hồ với giới văn hóa tại triển lãm văn hóa 
tổ chức tại trụ sở của hội khai trí Tiến Đức 
(bên trái là Vũ Ngọc Phan, bên phải là Trần Huy Liệu).

                                                            

Nhân dân tham gia cổ động trong ngày
chống nạn thất học tại Hà Nội (12 - 5 - 1946).



Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo...". Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh tụ, nhiều sáng kiến, nhiều tấm gương xuất hiện và chỉ trong một năm, đến tháng 8-1946 riêng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã có hai triệu rưỡi người thoát nạn mù chữ.

Khai giảng trường Việt Nam đại học tại cơ sở
đại học Đông Dương cũ. Ngồi dự phía
dưới có Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng
Quốc gia giáo dục Vũ Đình Hòe (13-11-1945).

Cùng với việc xóa nạn mù chữ, việc xây dựng một nền giáo dục và văn hóa mới, đội ngũ trí thức dân tộc là một mục tiêu vô cùng quan trọng. Ngay trong ngày khai giảng đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam độc lập tháng 9-1945,  Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư nêu rõ: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em". Sau khai giảng của các trường tiểu học và trung học, lần lượt một vài trường đại học cũng tiếp tục được khai giảng. 

            DTQ

(*) Xem Báo Nhân Dân từ số ra ngày 18-8-2010.