Ngày thứ Hai (10-7) vừa qua, tàu Juno đã bay tới vị trí chỉ cách cơn bão bí hiểm này chỉ hơn 9.000 km, gần hơn 1.600.000 km so với khoảng cách mà các con tàu vũ trụ trước đó từng tiếp cận được.
Vết Đỏ Lớn là một cơn bão khổng lồ, có đường kính rộng gấp hai lần Trái Đất và đã càn quét trên bầu khí quyển của ngôi sao này trong suốt 350 năm qua.
Juno đã chụp được loạt ảnh mới trong lần thứ bảy nó bay qua hành tinh khổng lồ này. Cứ mỗi chu kỳ 53.5 ngày, Juno lại bay qua sao Mộc một lần với tốc độ lên tới 210.000 km/giờ, một tốc độ khiến cho việc chụp ảnh cận cảnh trở nên rất khó khăn.
Trong một thông cáo do NASA đưa ra, ông Scott Bolton, người lãnh đạo dự án Juno cho biết: “Cơn bão khổng lồ này đã xuất hiện trên hành tinh lớn nhất hệ mặt trời từ hàng thế kỷ qua”.
Tại điểm quan sát gần nhất, tàu thăm dò Juno ở gần Vết Đỏ Lớn tới mức nó không thể chụp được toàn cảnh cơn trong một khung hình. Hình ảnh dưới đây cho thấy góc ảnh gần đúng với những gì mà JunoCam có thể chụp được tại vị trí đó.
Một thách thức nữa khiến cho việc chụp hình càng thêm khó khăn: Con tàu bay qua sao Mộc với tốc độ lên tới gần 55km/giây, một tốc độ đủ để có thể vượt qua toàn bộ phần nước Mỹ trên đại lục trong vòng một phút. Nhưng kết quả là JunoCam đã chụp được một loạt hình ảnh của ngôi sao.
Khi bay vào gần cơn bão, con tàu Juno có thể chụp được những hình ảnh cơn bão Vết Đỏ Lớn với mức độ chi tiết chưa từng có, thí dụ những hình ảnh dưới đây.
Các bức ảnh 3D đã cho thấy chiều sâu những lớp mây của cơn bão. Các cơn gió của Vết Đỏ Lớn có tốc độ lên tới 643km/giờ.
Trả lời phỏng vấn tờ Business Insider trong email, nhà khoa học cấp cao tại Viện Khoa học Hành tinh Candice Hansen cho biết “đây không phải chuyến thăm dò duy nhất qua Vết Đỏ Lớn, nhưng đây là lần thăm dò gần nhất”.
Để dễ hình dung, nghệ sĩ Sean Doran đã tạo mô hình Trái Đất đang nổi lên từ Vết Đỏ lớn
Bức ảnh dưới đây bao gồm một bức ảnh nhỏ, chi tiết của cơn bão Vết Đỏ Lớn do Juno mới chụp, đặt phía trên một tấm ảnh sao Mộc mà tàu Voyager 1 chụp năm 1979.
Bức ảnh của tàu Voyager chụp từ khoảng cách hơn 40 triệu km, trong khi tàu thăm dò Juno chụp tấm ảnh khi nó bay cách cơn bão chỉ khoảng 9000 km.
Ở góc dưới bên trái bức ảnh của tàu Voyager là hình ảnh mặt trăng Ganymede.
Tuy vậy, Vết Đỏ Lớn không phải là siêu bão duy nhất mà Juno chụp ảnh. Dưới đây là hình ảnh "Vết Đỏ Nhỏ khu vực ôn đới Bắc Bắc".
Trong chuyến bay qua lần trước, Juno đã chụp được nhiều hình ảnh giá trị về những cơn bão và đám mây khác trên sao Mộc. NASA gọi cơn bão khổng lồ trong bức hình chụp ngày 2-2-2017 là Vết Đỏ Nhỏ - tuy nhiên trên thực tế cơn bão này có kích thước bằng cả Trái Đất.
Bức ảnh sau cho thấy một phần các đỉnh mây trên sao Mộc, chụp vào ngày 19-5-2017 từ khoảng cách 12.500 km.
Còn đây là hình ảnh đám mây bão “chuỗi ngọc trai”, được chụp Juno khi nó bay qua sao Mộc lần thứ 5, ngày 17-3-2017.
Juno cũng gửi về nhiều hình ảnh chụp sao Mộc từ xa. Đây là bức ảnh cực Nam của hành tinh này chụp ngày 19-5 và đã được hai nhà khoa học nghiệp dư chỉnh sửa để tăng mầu sắc và độ tương phản.
Bức ảnh cực nam sao Mộc chụp trực diện từ độ cao 51.500 km so với bề mặt hành tinh. Có thể thấy rõ các cơn lốc xoáy tạo thành những dải xanh nhạt với bề rộng của mỗi dải lên tới 965km. Để tiện so sánh, bang Texas của nước Mỹ cũng chỉ có bề rộng đạt 1.270km.
Thỉnh thoảng, Juno cũng xoay ống kính ra khỏi sao Mộc, hướng vào vũ trụ. Hình ảnh sau có vẻ bình thường, nhưng nó chụp một cảnh chưa từng được thấy: đường mờ ở giữa là các vành đai băng và bụi của sao Mộc, và đằng sau là chòm sao Orion.
Juno bắt đầu bay vào quỹ đạo quanh sao Mộc từ ngày 4-7-2016. Những khám phá do các nhà khoa học của NASA mới thực hiện được nhờ sự trợ giúp của tàu thăm dò này, gần đây đã được công bố chi tiết trên tạp chí Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý và Khoa học. Trong số những khám phá đó bao gồm cả những "dòng sông" a-mô-ni-ắc nóng bỏng như trong hình ảnh chụp bằng tia hồng ngoại này.
Nhưng Juno sẽ không bay mãi mãi. NASA có kế hoạch sẽ điều khiển con tàu thăm dò này lao vào các đám mây bão của sao Mộc vào 2018 hoặc 2019. Việc này nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ Trái Đất mà con tàu thăm dò mang theo vào các vệ tinh băng giá và nhiều đại dương như Europa và Ganymede.