Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận, không chỉ là biểu tượng của vẻ đẹp thiên nhiên kỳ vĩ mà còn là điểm sáng trong phát triển bền vững của Việt Nam. Những năm qua, Hạ Long đã chuyển mình mạnh mẽ với hàng loạt công trình hạ tầng và kiến trúc ấn tượng, vừa hiện đại, đẳng cấp, vừa hòa quyện với giá trị di sản.
Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO ghi danh là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ. Năm 2000, UNESCO tiếp tục ghi danh Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long lần thứ 2, với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất - địa mạo. Nhưng trong suốt hành trình 30 năm sau khi trở thành Di sản thiên nhiên thế giới lần đầu tiên, đã có nhiều giá trị khác của Vịnh được tìm thấy, phát hiện ra, trong đó nổi bật nhất là giá trị đa dạng sinh học và giá trị văn hóa, lịch sử.
Vịnh Hạ Long, với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ, là một kỳ quan thiên nhiên nổi tiếng của Việt Nam. Nhìn từ trên cao, vịnh hiện lên như một bức tranh thủy mặc sống động, nơi những hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô giữa làn nước xanh trong và bầu trời mênh mông, huyền bí. Ở mỗi góc nhìn, Vịnh Hạ Long đều mang đến một vẻ đẹp khác biệt, tổng hòa lại một tác phẩm nghệ thuật thiên nhiên kỳ vĩ, độc đáo.
Được biết đến với cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, Vịnh Hạ Long còn quyến rũ qua từng mùa khi tiết trời thay đổi. Núi non, bãi tắm và hệ thống hang động ở Hạ Long là những điểm nổi bật nhất, khiến nhiều du khách không thể chỉ đặt chân đến đây một lần mà không quay lại.
Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh.
Vẻ đẹp thiên nhiên ấn tượng cùng giá trị độc đáo về văn hóa, khảo cổ và những trải nghiệm du lịch tuyệt vời khiến vịnh Hạ Long từ lâu đã trở thành điểm đến phải tới thăm của du khách quốc tế khi đến Việt Nam.
Không chỉ là Di sản thiên nhiên thế giới, một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới, điểm du lịch nổi tiếng, Hạ Long còn được biết đến là một trong những cái nôi của người Việt cổ, với những dấu tích có niên đại cách đây lên tới 18 nghìn năm. Không những thế, Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi dấu ấn buổi bình minh của kinh tế biển, nơi bắt đầu có sự giao tiếp ra bên ngoài, nơi hình thành nền văn hóa biển đặc sắc của Việt Nam.
Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, Việt Nam lần đầu được ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới với danh thắng Vịnh Hạ Long. Những giá trị độc đáo, ngoại hạng của danh thắng được thiên nhiên ưu đãi, kiến tạo từ hàng triệu năm trước đã đem lại niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao cho Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng khi nhiều lần được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.
Sở hữu khu rừng trên biển lớn nhất, hệ động thực vật rừng - biển đa dạng nhất với 7 hệ sinh thái rừng - biển phong phú, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà không chỉ là nơi có vẻ đẹp, cảnh quan ngoạn mục kỳ thú, mà còn là kho báu thiên nhiên trên biển với những giá trị hết sức to lớn.
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa, Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã thông qua hồ sơ đề cử vào hồi 17 giờ 40 phút ngày 16/9 (giờ Ả-rập Xê-út), công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên Thế giới, tại Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO tại Thủ đô Riyadh, nước Cộng hòa Ả-rập Xê-út.
Nhiều chục năm nay, cứ mỗi độ xuân về là nhân dân khắp nơi trong nước và du khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nô nức trẩy hội về Quảng Ninh, thăm Danh sơn Yên Tử, nơi vua Trần hóa Phật và kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
NDĐT - Tối 12-1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Kỷ niệm 20 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới lần hai và công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc nhập huyện Hoành Bồ vào TP Hạ Long, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh.
NDĐT - Tối 1-11, tại Quảng trường 30-10, TP Hạ Long, (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ kỷ niệm 20 năm Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.