Ảnh minh họa. (Ảnh: VOV)

Tự do tôn giáo phải trong khuôn khổ pháp luật

Thời gian qua, một số cá nhân, tổ chức lấy danh nghĩa “bảo vệ dân chủ, nhân quyền”, đặc biệt là quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo để đưa ra những đánh giá phiến diện, sai lệch, các luận điệu xuyên tạc, vu cáo hòng can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cũng như ở các quốc gia trên thế giới vấn đề dân chủ, nhân quyền và quyền tự do tôn giáo đều phải diễn ra trong khuôn khổ pháp luật cũng như phù hợp điều kiện phát triển kinh tế và lịch sử truyền thống văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc.

Công an xã Quảng Lâm (huyện Mường Nhé) vận động người bản Trạm Púng chấp hành các chủ trương, chính sách pháp luật. (Ảnh Báo Điện Biên)

Không được lợi dụng tự do tôn giáo để vi phạm pháp luật

Bài 2: Xử lý nghiêm các hành vi phạm pháp 


Chính sách nhất quán của Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Điều này được thể hiện rõ trong Hiến pháp, hệ thống pháp luật của Việt Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế. (Tiếp theo và hết) (*)

Chính quyền và Công an xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé) tổ chức tuyên truyền pháp luật cho bà con bản Tả Kố Khừ. (Ảnh BÁO ĐIỆN BIÊN)

Không được lợi dụng tự do tôn giáo để vi phạm pháp luật

Bài 1: Thận trọng trước các hiện tượng tôn giáo mới

Thời gian qua, sự xuất hiện gia tăng của các hiện tượng tôn giáo mới với những biểu hiện ngày càng phức tạp, khó lường, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội khiến dư luận hết sức lo ngại. Thực tế này đòi hỏi phải sớm có những biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả, không cho phép các hành vi lợi dụng tự do tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Phiên tòa xét xử Trương Châu Hữu Danh và 4 đồng phạm trong nhóm “Báo sạch” vào tháng 10/2021 tại Tòa án Nhân dân huyện Thới Lai, TP Cần Thơ.

Không thể bênh vực, biện hộ cho hành vi phạm pháp

Để quan điểm con người là trung tâm, là chủ thể của chiến lược phát triển đất nước ngày càng hoàn thiện, Việt Nam luôn sẵn sàng tiếp nhận ý kiến thiện chí giúp bảo đảm, phát huy quyền con người. Song, như mọi quốc gia tự chủ khác trên thế giới, chúng ta không chấp nhận tình trạng một số tổ chức, cá nhân nước ngoài nhân danh việc bảo vệ quyền con người để đưa ra cáo buộc phi lý về việc cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam đã bắt giữ, xét xử một số công dân vi phạm pháp luật can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Đó cũng là để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ an ninh và trật tự xã hội.

Ngày 16/8/2018, Tòa án tỉnh Nghệ An mở phiên tòa xét xử bị cáo Lê Ðình Lượng.

Nhận diện bản chất của một số "giải thưởng nhân quyền"

Như đã thành thông lệ, gần đến Ngày Nhân quyền quốc tế (10/12) năm nay một số tổ chức, hội nhóm lại rùm beng trao cái gọi "giải thưởng nhân quyền" cho vài ba người Việt Nam, rồi hết lời ca ngợi kẻ được "trao giải". Tuy nhiên, với những ai quan tâm từ thực tế hoạt động và bản án mà kẻ được "trao giải" đã phải nhận, không khó để nhận diện họ là ai. Ðồng thời, qua đó có thể thấy rõ hơn bản chất thật sự của một số giải thưởng mang danh nghĩa "nhân quyền".

Cây nêu trong một lễ hội của dân tộc Bahnar ở huyện Kbang, Gia Lai. (Ảnh: NGUYỄN LINH VINH QUỐC - GLO)

Sự thật không thể phủ nhận, xuyên tạc

Như một thứ định kiến đã được lập trình, cũng như mưu đồ phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam, vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam, mỗi khi đề cập tới cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các báo cáo nhân quyền hằng năm của một số tổ chức thù địch hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam lại đưa ra các đánh giá, nhận định hết sức u ám, bi quan, sai sự thật, thậm chí hạ thấp, xúc phạm nhân phẩm con người.

Người dân phường 2, TP Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) nhận tiền hỗ trợ theo Nghị quyết 68 của Chính phủ. Ảnh: LINH ÐAN

Những đánh giá phiến diện, thiếu khách quan

Ngày 21/9/2021, trong báo cáo hằng năm mang tựa đề “Tự do trên mạng 2021: Nỗ lực toàn cầu nhằm kiểm soát các đại công ty công nghệ”, tổ chức Freedom House (FH - Nhà tự do) đã đưa ra các cáo buộc vô căn cứ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Ðây không phải lần đầu tiên FH đưa ra những đánh giá mang tính phiến diện, vô căn cứ dựa trên thông tin sai sự thật như vậy, nên cũng không có gì lạ sau khi công bố, bản báo cáo đã lập tức bị phản đối mạnh mẽ. 

Các phóng viên tác nghiệp tại điểm nóng tuyến đầu điều trị - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Những cáo buộc vô căn cứ về vi phạm tự do ngôn luận ở Việt Nam

Thực tế tại các quốc gia trên thế giới đều cho thấy, khi công dân vi phạm pháp luật sẽ phải chịu xử lý theo quy định, không ngoại trừ đó là ai, hoạt động trong lĩnh vực nào. Tuy nhiên, các năm qua, mỗi khi Việt Nam khởi tố, điều tra, xét xử công dân hoạt động trong lĩnh vực báo chí có hành vi vi phạm pháp luật, ngay lập tức một số tổ chức, hiệp hội phóng viên, ký giả quốc tế lại lớn tiếng cho rằng đó là "vi phạm tự do ngôn luận, tự do báo chí".

Trích dẫn thông tin từ BPSOS liệu có đúng đắn?

Vừa qua, Bộ Ngoại giao (BNG) Mỹ đã công bố Báo cáo Tự do tôn giáo quốc tế năm 2020 (Báo cáo). Trong phần đề cập đến Việt Nam, dù ghi nhận những nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo đảm và thúc đẩy đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng Báo cáo vẫn còn một số nhận định thiếu khách quan dựa trên các thông tin không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam. Ðáng chú ý, Báo cáo đã trích dẫn thông tin từ một tổ chức phi chính phủ không có thiện chí với Việt Nam và coi đó là cơ sở để đánh giá. Về vấn đề này, ông Minh Giang - Việt kiều Mỹ, đã có ý kiến đăng tải trên trang Trực Diện TV. Xin giới thiệu bản lược ghi để bạn đọc tham khảo.

Cần khách quan, công tâm khi đánh giá nhân quyền ở Việt Nam

Vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố báo cáo hằng năm về tình hình nhân quyền trên thế giới. Từ góc độ của một công dân Mỹ, luật sư Hoàng Duy Hùng cho rằng bản báo cáo vẫn dựa trên một số mặc định sai lầm và thông tin thiếu chính xác,… nên thiếu khách quan, thiếu công tâm khi đánh giá tình hình nhân quyền ở Việt Nam, và đã có bài viết đề cập tới vấn đề này gửi đến Báo Nhân Dân. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo.

Về một số hoạt động lợi dụng "xã hội dân sự"

Về một số hoạt động lợi dụng "xã hội dân sự"

BÀI 2: Vạch trần và nghiêm trị việc lợi dụng "xã hội dân sự"


Không ngoài mục đích nào khác, việc một số tổ chức phi chính phủ quốc tế đứng ra bao biện, bảo vệ một số người gọi là "nhà dân chủ" ở Việt Nam, thực chất là tiếp tay hoạt động xuyên tạc, chống phá Ðảng, Nhà nước Việt Nam, đồng thời qua đó cổ súy và khuyến khích các hoạt động này. Ở một góc độ khác không ít "nhà dân chủ", với đạo đức thấp kém, lương tri đen tối đã ráo riết "đấu tranh dân chủ, nhân quyền", tiếp tay cho kẻ xấu để nhận tiền tài trợ và mưu đồ lợi ích cá nhân...

Cảnh giác với chiêu bài núp bóng “xã hội dân sự”. (Ảnh: Tạp chí Tuyên giáo)

Về một số hoạt động lợi dụng “xã hội dân sự”

Bài 1: Nhận diện một số tổ chức chống cộng giả danh “xã hội dân sự”


Vẫn với thủ đoạn quen thuộc đã sử dụng nhiều năm nay, gần đây một số tổ chức gọi là “xã hội dân sự” lại tiếp tục công bố cái gọi là “thư ngỏ” đòi Nhà nước Việt Nam chấm dứt “đàn áp giới bất đồng chính kiến”, trả tự do cho “tù nhân lương tâm” và hàng loạt yêu sách phi lý khác. Điều này càng cho thấy rõ, tìm mọi cách để bôi nhọ, vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam, cổ súy tội phạm và hành vi phi pháp tại Việt Nam là mục đích mà các tổ chức này đang quyết liệt hướng đến.

Ảnh minh họa. (Nguồn: moh.gov.vn)

Giá trị cốt lõi của nhân quyền là phát triển, bảo vệ con người

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang là vấn đề sinh tử ở nhiều quốc gia thì thực tế vấn đề này tại Việt Nam lại được dư luận thế giới đánh giá cao, ca ngợi. Thậm chí, trước những thành tựu đạt được trong phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam nhiều nước đặt ra câu hỏi: Vì sao một đất nước còn nghèo, còn nhiều khó khăn như Việt Nam lại khống chế được dịch bệnh, không tổn hại tính mạng con người?