Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tạm thời hoãn việc tăng thuế quan, nhưng theo giới phân tích, các biện pháp của ông đã khiến mức thuế quan trung bình của Mỹ lên cao nhất trong hơn một thế kỷ.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên tiếng phản đối chủ nghĩa đơn phương và khẳng định không ai có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến thuế quan.
Dư luận bên trong nước Mỹ đã có những phản ứng tích cực sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày đối với hơn 75 đối tác thương mại không trả đũa Mỹ, qua đó giảm đáng kể mức thuế áp dụng trong giai đoạn này xuống chỉ còn 10%, là mức thuế cơ bản có hiệu lực từ ngày 5/4 vừa qua.
Truyền thông Mỹ Latinh nhấn mạnh chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chọn giải pháp hiệu quả nhất, cân bằng lợi ích hai bên, giữ vững độc lập, chủ quyền và vị thế quốc gia.
Trong một sự kiện tại Nhà trắng ngày 8/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo nước này đang thu về khoảng 2 tỷ USD mỗi ngày từ các khoản thuế quan, song không cung cấp chi tiết cụ thể nguồn thu trên.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành đàm phán gián tiếp tại Oman vào ngày 12/4 nhằm nối lại đối thoại về chương trình hạt nhân, trong bối cảnh hai bên vẫn còn nhiều bất đồng về hình thức và nội dung tiếp xúc.
Danh sách các mặt hàng chịu thuế rất đa dạng, bao gồm: kim cương, trứng, chỉ nha khoa, xúc xích, gia cầm, hạnh nhân và đậu nành, các mức thuế mới này sẽ được áp dụng theo hai giai đoạn.
Ngày 7/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông sẽ áp thuế bổ sung 50% lên hàng hóa từ Trung Quốc nếu nước này không rút lại mức thuế trả đũa 34% đối với Mỹ.
Tối 7/4, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm thảo luận về loạt biện pháp thuế quan mới do phía Mỹ vừa công bố.
Mỹ tiếp tục tiến hành các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố chiến dịch không kích Houthi sẽ kéo dài đến khi nhóm này ngừng tấn công tàu thuyền trên Biển Đỏ. Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực tập kích của Mỹ, Houthi tiếp tục phóng tên lửa và máy bay không người lái vào các mục tiêu ở vùng biển này.
Trong bốn ngày qua, các trận lốc xoáy và mưa lớn kéo dài đã tàn phá miền Trung Tây và miền Nam nước Mỹ, gây lũ lụt nghiêm trọng và khiến ít nhất 16 người thiệt mạng.
Thủ tướng Vương quốc Anh Keir Starmer lên tiếng cảnh báo về những hệ lụy kinh tế nghiêm trọng toàn cầu nếu các căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang, trong bối cảnh Chính phủ Mỹ vừa công bố một loạt mức thuế mới nhằm vào hàng nhập khẩu từ các đối tác thương mại, trong đó có Anh.
Trong 4 ngày qua, các trận bão lớn đã hoành hành trên diện rộng tại khu vực miền trung tây và miền nam Mỹ, gây ra hàng trăm trận lốc xoáy, mưa lớn kéo dài và lũ lụt lịch sử, khiến ít nhất 16 người thiệt mạng.
Ngày 5/4 (giờ địa phương), hàng trăm nghìn người tại nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ và châu Âu đã đồng loạt xuống đường biểu tình nhằm phản đối các chính sách gây tranh cãi của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó có việc áp thuế đối ứng, đóng cửa một số cơ quan liên bang và trục xuất người nhập cư.
Ngày 6/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Tổ trưởng Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/4 khẳng định, chính sách thuế quan mới áp dụng với nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ, song cũng thừa nhận quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn và cần sự kiên nhẫn từ người dân Mỹ.
Trong thông báo thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 2/4 vừa qua, Pháp sẽ bị áp mức thuế chung 20% tương tự như các nước trong Liên minh châu Âu (EU) khác.
Tối 4/4 (giờ Việt Nam), chuyên cơ do HDBank tổ chức với gần 200 doanh nhân Việt Nam đã đến Hoa Kỳ, mở đầu cho chuỗi hoạt động kết nối, tìm hiểu cơ hội và thúc đẩy hợp tác thương mại - đầu tư giữa hai nền kinh tế.
Theo Chủ tịch EuroCham Bruno Jaspaert, trong bối cảnh Mỹ công bố các mức thuế quan đối ứng mới, các doanh nghiệp châu Âu vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.
Chính sách áp thuế đối ứng mới của Mỹ là động thái chưa từng có tiền lệ lịch sử cả trong và ngoài nước Mỹ, được kỳ vọng có thể mang lại nhiều lợi ích cho nước Mỹ và cũng nhận được nhiều cảnh báo tiêu cực cho chính nước Mỹ, cũng như hệ luỵ nặng nề và làn sóng phản ứng toàn cầu…! Đằng sau đó là nhiều thông điệp mới được đưa ra.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn trình Thủ tướng Chính phủ và các bộ: Ngoại giao, Nông nghiệp và Môi trường, Tài chính, Công thương về việc Mỹ thông báo mức thuế nhập khẩu đối ứng tới 46% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, đồng thời đề xuất phương án đàm phán với Mỹ về việc giảm thuế đối với các mặt hàng thủy sản.
Ngày 4/4, Cục Hải quan có văn bản hỏa tốc gửi các chi cục hải quan yêu cầu Chi cục trưởng các chi cục hải quan khu vực tổ chức gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ để có giải pháp tháo gỡ, đồng thời nắm bắt các kiến nghị của doanh nghiệp với cơ quan hải quan và các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, cơ quan liên quan; góp phần tháo gỡ khó khăn, hạn chế các ảnh hưởng do chính sách thuế quan của Chính phủ Mỹ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong một tuyên bố ngày 3/4, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết Chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ đàm phán với tất cả các đối tác thương mại lớn trên toàn thế giới về biện pháp giảm thuế quan mới được nhà lãnh đạo Mỹ công bố.