“Mối lương duyên” ở Trung tâm Điều dưỡng thương bệnh binh Duy Tiên

NDO -

Như một mối lương duyên, tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Duy Tiên (Hà Nam), gần 60 cựu chiến binh tuổi cao, sức yếu ở đây đang nhận được sự quan tâm chăm sóc của những nữ hộ lý, người đã tình nguyện ở bên họ bằng tất cả tình yêu thương thiêng liêng như dành cho người thân của chính mình.

Những người đã cống hiến xương máu, hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ nền độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. (Ảnh: Thành Đạt)
Những người đã cống hiến xương máu, hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ nền độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân. (Ảnh: Thành Đạt)

Chiến tranh càng lùi xa thì thương, bệnh binh, những người đã góp một phần xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước lại càng ít đi, những người còn sống đều đã già yếu.

Trung tâm Điều dưỡng thương binh Duy Tiên (Hà Nam) thành lập từ tháng 5/1957, tiền thân là Khu điều dưỡng thương binh Nam Hà thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, là một trong những cơ sở điều dưỡng thương binh được thành lập sớm nhất cả nước.

Trung tâm được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng và thực hiện giải quyết các chế độ, chính sách cho các thương, bệnh binh nặng, có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động hơn 81%. 

Hiện tại, trung tâm đang thực hiện nuôi dưỡng, điều trị cho 59 thương, bệnh binh thuộc 18 tỉnh, thành phố. Số thương, bệnh binh điều trị ở đây người lớn tuổi đã hơn 90, người thấp nhất là hơn 55 tuổi. Người thì trải qua cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, người chiến đấu ở chiến trường Tây Nam.

“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Nữ hộ lý Nguyễn Thị Tiến, sinh năm 1983, có bố cũng là thương binh 1/4 sống tại đây đã mất cách đây 8 năm. Từng nhiều năm chăm sóc cho bố nên Tiến thực sự thấu hiểu, thông cảm và thương yêu các bác thương, bệnh binh như chính cha đẻ của mình. Chính vì tình yêu ấy, chị đã cống hiến và làm việc cho trung tâm đến nay đã là 12 năm. (Ảnh: Thành Đạt) 
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Nữ hộ lý Đặng Thị Cẩm Vân, 33 tuổi, hằng ngày chăm sóc cho cụ Trần Quý Quyền, sinh năm 1954, quê Hà Nam, thương binh chống Mỹ bị liệt cả 2 chân, gần như nằm liệt giường. (Ảnh: Thành Đạt) 
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Nữ hộ lý Vũ Thị Thương lau người, rửa chân cho cụ Trần Quý Quyền. (Ảnh: Thành Đạt) 
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Nữ hộ lý Vũ Thị Thương lau người, rửa chân cho cụ Trần Quý Quyền (Ảnh: Thành Đạt) 
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Nhiều bác thương binh bị di chứng sau chiến tranh, tai gần như không nghe rõ, các hộ lý phải dí sát tai hét to mới nghe thấy. (Ảnh: Thành Đạt) 
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Đội ngũ điều dưỡng tại trung tâm hằng ngày phải bón từng thìa cơm, miếng nước cho các bác do vết thương do chiến tranh làm mù cả 2 mắt. (Ảnh: Thành Đạt)
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Các điều dưỡng chăm sóc cho các thương binh mù cả 2 mắt. (Ảnh: Thành Đạt)
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Hộ lý Nguyễn Thị Chinh dọn dẹp và mang quần áo ra phơi cho cựu binh Trần Văn Tiến đã bị mù 2 mắt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. (Ảnh: Thành Đạt)
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Các hộ lý hằng ngày chuẩn bị đồ ăn cho các thương, bệnh binh. (Ảnh: Thành Đạt) 
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Bữa ăn của các bác thương, bệnh binh được các hộ lý chuẩn bị với đầy đủ chất dinh dưỡng. (Ảnh: Thành Đạt)

Nơi đây chủ yếu là các thương, bệnh binh nặng, bị tổn thương nặng về trí tuệ cũng như cơ thể nên các y, bác sĩ, điều dưỡng phải phục vụ từ ăn, tắm, ngủ nghỉ đến uống thuốc. Nhiều bác do vết thương quá nặng, đội ngũ điều dưỡng tại trung tâm hằng ngày phải bón từng thìa cơm, miếng nước, như người thân trong gia đình. 

Bác sĩ Đoàn Văn Kiện, Phó Giám đốc trung tâm là người đã gắn bó gần 30 năm với Trung tâm Điều dưỡng thương binh Duy Tiên. Bác sĩ đã chứng kiến biết bao thay đổi nơi đây, cũng là người hiểu rất rõ việc chăm sóc thương binh, bệnh binh không chỉ đơn giản là kê đơn, cắt thuốc, mà còn cần đến những "liều thuốc tinh thần" cho các nữ hộ lý. Dịch Covid-19 bùng phát, việc chăm sóc các bác thương, bệnh binh lại thêm phần vất vả.

“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Hộ lý Nguyễn Thị Chinh hằng ngày phải bón từng thìa cơm, miếng nước cho cựu binh Trần Văn Tiến đã bị mù 2 mắt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. (Ảnh: Thành Đạt)
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Bác Hà Văn Lương, 81 tuổi, quê Thanh Hóa, mất 2 chân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn lạc quan, vui vẻ với cuộc sống ở trung tâm. (Ảnh: Thành Đạt)
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Bằng khen của Đảng và Nhà nước chính là nguồn động viên tinh thần với bác Nguyễn Văn Thao. (Ảnh: Thành Đạt)
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Những tấm bằng khen của thương binh Nguyễn Văn Thao. (Ảnh: Thành Đạt)
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Bác Đỗ Cương Lĩnh, sinh năm 1954, thương binh 1/4, trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn có thể tự nấu cơm ăn. (Ảnh: Thành Đạt)
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Hai vợ chồng thương binh Lý Văn Sơn quê Hà Giang, thương binh 1/4, đã liệt cả 2 chân, luôn coi hộ lý Tiến như con gái trong nhà. (Ảnh: Thành Đạt)
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Nữ hộ lý Nguyễn Thị Tiến nói: “Làm việc ở đây tuy vất vả, lương thì ba cọc ba đồng, chăm các bác ý còn hơn cả bố mình, không vừa ý là mắng bọn em luôn, nhưng lại thương vì nhớ lại hình ảnh của bố mình. Cảm giác bình yên như chính nhà mình, bao lần định bỏ việc rồi lại thôi, không bỏ được anh ạ”. (Ảnh: Thành Đạt)
“Mối lương duyên” trong trung tâm điều dưỡng thương bệnh binh -0
Nữ hộ lý Nguyễn Thị Tiến thường ở lại ăn cơm cùng vợ chồng bác thương binh Lý Văn Sơn, quê Hà Giang, như người một nhà. (Ảnh: Thành Đạt)

Dẫu vất vả là thế nhưng sau tất cả, những tình cảm yêu thương đong đầy của các cô dành cho các bác thương, bệnh binh đã tạo nên mối lương duyên đáng quý giữa những cô con gái chịu thương, chịu khó và những “ông bố” ngồi xe lăn.