Doanh thu các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam (Shopee, Lazada, Sendo, Tiki và TikTok Shop) trong năm 2025 được dự báo sẽ đạt khoảng 387,5 nghìn tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm 2024. Dù vẫn duy trì đà tăng, nhưng so với các năm trước, con số này phản ánh sự chững lại đáng kể của thị trường.
Theo số liệu của Cục Thuế thành phố Hà Nội, trong sáu tháng đầu năm 2024, tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố do ngành Thuế thực hiện là 245.034 tỷ đồng, đạt 64,2% dự toán, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Dẫn số liệu cho thấy trung bình một tháng khoảng 1,3-1,9 tỷ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn Shopee, Lazada, Tiki, TikTok..., Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Chính phủ cân nhắc bỏ quy định miễn thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu có giá trị nhỏ, tạo điều kiện mở rộng và bao quát các nguồn thu trong bối cảnh hạn chế về ngân sách hiện nay.
Thị trường thương mại điện tử (TMÐT) ở Việt Nam được đánh giá đang có sự phát triển nhanh chóng, trở thành kênh phân phối quan trọng, quy mô thị trường ước sẽ đạt hơn 56 tỷ USD vào năm 2025 (gấp hơn 4 lần so với quy mô năm 2021). Với doanh thu bán lẻ năm 2022 đạt 16,4 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hơn 20%/năm, Việt Nam được xếp vào nhóm 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMÐT hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, song hành với những cơ hội phát triển, TMÐT ở Việt Nam cũng gặp không ít thách thức trong việc xây dựng thị trường lành mạnh, bền vững.
Ngày 16/12, Công an thành phố Hà Nội cho biết, hiện nay, nhiều người dân bị sập bẫy lừa đảo từ hình thức tuyển cộng tác viên bán hàng online. Nạn nhân mà các đối tượng nhắm đến là những người nhẹ dạ cả tin, nhất là những phụ nữ đang nuôi con nhỏ, hiện ở nhà không có việc làm, có nhu cầu bán hàng online để kiếm thêm thu nhập.
Đưa nông sản lên kinh doanh tại sàn thương mại điện tử (TMĐT) là giải pháp được kỳ vọng sẽ giúp nhiều loại nông sản thoát được tình trạng “được mùa mất giá”.