Kiên Giang định hướng ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài

Thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đầu tư nước ngoài (FDI) trên địa bàn, tỉnh Kiên Giang xác định lấy chất lượng, hiệu quả, công nghệ và bảo vệ môi trường phù hợp với tiềm năng, thế mạnh. Theo đó, tỉnh ưu tiên năm lĩnh vực trụ cột là: nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; du lịch; phát triển có trọng tâm các lĩnh vực thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao; kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Sinh viên Trường cao đẳng Cộng đồng Cà Mau hướng dẫn các em nhỏ Làng trẻ em SOS (phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) chăm sóc hoa trong vườn. Ảnh: YẾN NHI
Sinh viên Trường cao đẳng Cộng đồng Cà Mau hướng dẫn các em nhỏ Làng trẻ em SOS (phường 5, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) chăm sóc hoa trong vườn. Ảnh: YẾN NHI

Từ nay đến năm 2025, tỉnh phấn đấu thu hút từ 30 đến 40 dự án FDI, tổng vốn đăng ký khoảng 60 đến 100 triệu USD và giai đoạn 2026 - 2030 thu hút từ 40 đến 50 dự án FDI, tổng vốn đăng ký khoảng 80 đến 120 triệu USD. Tỉnh phấn đấu tỷ lệ các dự án sử dụng công nghệ của các nước G7 và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) giai đoạn 2021 - 2025 đạt từ 45 đến 50% và giai đoạn 2026 - 2030 đạt từ 60 đến 70%; tỷ lệ nội địa hóa bằng mức trung bình của cả nước…
 
 Để hiện thực hóa mục tiêu, tỉnh tập trung cải cách thủ tục hành chính, công khai, minh bạch trong công tác đăng ký đầu tư, thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài. Ngành chức năng tỉnh kiểm tra, thanh tra, giám sát theo quy định của pháp luật nhằm phát hiện, xử lý kịp thời những vi phạm và có hướng khắc phục những hạn chế của hoạt động đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
 
 Đặc biệt, tỉnh tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài liên kết doanh nghiệp trong nước phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao chuỗi giá trị nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm. Các sở, ngành có liên quan phối hợp nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện để nhà đầu tư tiếp cận thông tin liên kết cần thiết nhanh chóng, thuận lợi trong phân tích đánh giá, định hướng, lựa chọn lĩnh vực đầu tư; xây dựng danh mục các sản phẩm công nghiệp chủ lực trên cơ sở tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.
 
 ★ Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Cà Mau, 5 năm qua, Sở phối hợp các ngành, đoàn thể xây dựng nhiều mô hình chăm sóc trẻ em hiệu quả. Điển hình như: ‘‘Ngôi nhà an toàn’’ phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; mô hình xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; hoạt động của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em, Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em. Mô hình “Địa chỉ tin cậy - nhà tạm lánh”… Hiệu quả từ các mô hình góp phần hỗ trợ can thiệp, ngăn ngừa bạo lực, xâm hại, giảm nguy cơ đối với trẻ em, bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em.
 
 Cùng đó, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh chỉ đạo các cấp hội cơ sở xây dựng và duy trì nâng cao chất lượng hoạt động các mô hình câu lạc bộ ‘‘Xây dựng gia đình hạnh phúc’’, ‘‘Không sinh con thứ ba’’, ‘‘Quản lý, giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội’’, ‘‘Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em’’, ‘‘Nuôi con bằng sữa mẹ’’. Công an Cà Mau đẩy mạnh công tác điều tra, xử lý các đối tượng có hành vi xâm hại trẻ em.
 
 Đến nay, toàn tỉnh có 48 trong tổng số 101 xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi dành cho trẻ em đạt tiêu chuẩn, có 74 trong tổng số 101 xã, phường, thị trấn được công nhận có điểm vui chơi phù hợp với trẻ em. Giai đoạn 2016 - 2020, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành hơn 30 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác trẻ em. Chính quyền các cấp trong tỉnh cũng quan tâm dành kinh phí đáng kể chi hỗ trợ cho hoạt động, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Quỹ Bảo trợ trẻ em huy động được gần 17 tỷ đồng hỗ trợ, giúp đỡ hàng nghìn trẻ khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo khám, chữa bệnh, phẫu thuật và chỉnh hình miễn phí, cấp học bổng cho trẻ em nghèo, tổ chức dạy nghề và tạo việc làm phù hợp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Thời gian tới, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục phát huy và nhân rộng những mô hình tốt; quan tâm chăm sóc y tế, dạy nghề và giải quyết việc làm phù hợp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục sâu rộng Luật Trẻ em, các quyền cơ bản của trẻ em giúp người dân hiểu, thực hiện tốt.