Iran khẳng định nước này nghiêm túc trong tiến trình đàm phán hạt nhân với Mỹ, nhưng vẫn giữ nguyên “lằn ranh đỏ”, bao gồm quyền làm giàu uranium cho mục đích dân sự.
Iran và Mỹ đã nhất trí tiếp tục tiến trình đàm phán hạt nhân và chuyển sang giai đoạn tiếp theo, trong đó các cuộc họp cấp chuyên gia sẽ bắt đầu vào ngày 23/4 tại Oman.
- Tuần tới, giá vàng có khả năng điều chỉnh trong ngắn hạn- TP Hà Nội tiến hành lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã- Cả nước ghi nhận hơn 76 nghìn trường hợp mắc sởi, 10 ca tử vong- Mỹ và Iran bước vào vòng đàm phán hạt nhân thứ hai
Phát biểu tại Moskva ngày 18/4 sau khi hội đàm với người đồng cấp chủ nhà Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi cho biết Iran có thể đạt thỏa thuận với Mỹ về chương trình hạt nhân, nếu Mỹ không đưa ra yêu cầu quá mức.
Ngày 17/4, Liên hợp quốc đánh giá vòng đàm phán thứ 2 giữa Mỹ và Iran về vấn đề hạt nhân dự kiến diễn ra ngày 19/4 là “một tín hiệu tốt” và bày tỏ hy vọng vòng đàm phán này sẽ mang lại kết quả tích cực.
Khép lại phiên giao dịch hôm qua (ngày 16/4), trên thị trường năng lượng, giá các mặt hàng trong nhóm đồng loạt tăng mạnh. Trong đó, giá cả hai mặt hàng dầu thô là Brent và WTI đều đồng loạt tăng gần 2% trong phiên giao dịch lên mốc cao nhất trong vòng gần hai tuần qua, khi mà thị trường đã có thêm lo ngại mới về nguồn cung.
Iran sẽ tham vấn Nga trước khi đàm phán hạt nhân lần hai với Mỹ ngày 19/4 tại Rome, Italy. Nga là một trong những quốc gia từng ký kết thỏa thuận hạt nhân với Iran năm 2015 và ủng hộ chương trình hạt nhân dân sự nước này, Moskva cũng từng ngỏ ý làm trung gian đàm phán giữa Iran và Mỹ nhằm giảm căng thẳng xung quanh chương trình hạt nhân của Tehran.
Ngoại trưởng Italia Antonio Tajani ngày 14/4 cho biết vòng đàm phán hạt nhân thứ hai giữa Mỹ và Iran sẽ diễn ra tại Rome. Trước đó, Mỹ và Iran đã có cuộc gặp được đánh giá là “tích cực” và “xây dựng” tại Oman vào ngày 12/4 và nhất trí sẽ tiếp tục đàm phán vào ngày 19/4.
Mỹ và Iran ngày 13/4 đã có cuộc đàm phán gián tiếp tại Oman nhằm giảm căng thẳng liên quan chương trình hạt nhân của Tehran. Cả hai bên đánh giá cuộc gặp là “tích cực” và “xây dựng”, đồng thời thống nhất sẽ tiếp tục đàm phán vào ngày 20/4.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành đàm phán gián tiếp tại Oman vào ngày 12/4 nhằm nối lại đối thoại về chương trình hạt nhân, trong bối cảnh hai bên vẫn còn nhiều bất đồng về hình thức và nội dung tiếp xúc.
Theo hãng thông tấn Reuters, ngày 4/4, người phát ngôn điện Kremlin ông Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng Nga coi việc giải quyết vấn đề hạt nhân Iran chỉ nên được thực hiện thông qua đối thoại và đàm phán, không có chỗ cho các giải pháp quân sự.
Tại phiên điều trần trước quốc hội Pháp vào ngày 2/4, Ngoại trưởng nước này Jean-Noel Barrot cho biết rằng; nếu các cuộc đàm phán hạt nhân với Iran thất bại, xung đột quân sự với Tehran là không thể tránh khỏi.
Iran đã gửi đơn khiếu nại lên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, phản đối lời đe dọa tấn công quân sự của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng thời yêu cầu hành động quốc tế đối với các phát biểu “hiếu chiến” này.
Theo hãng tin IRNA của Iran, ông Ali Larijani, cố vấn của Lãnh tụ tối cao Ali Khamenei, cảnh báo Iran sẽ buộc phải theo đuổi phát triển vũ khí hạt nhân nếu bị Mỹ hoặc Israel tấn công.
Ngày 29/3, truyền thông Iran đưa tin, nước này và 3 cường quốc châu Âu (E3) gồm Anh, Pháp và Đức đã tổ chức một vòng đàm phán mới về vấn đề hạt nhân của Tehran vào ngày 28/3 tại Geneva, Thụy Sĩ.
Chiều 26/3, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari đã tới thăm và làm việc tại trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội).
Ngoại trưởng Iran ông Seyed Abbas Araghchi ngày 23/3 khẳng định nước này từ chối đàm phán trực tiếp với Mỹ trong điều kiện "áp lực tối đa" như hiện nay, đồng thời bác bỏ triển vọng khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 dưới hình thức ban đầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi ngày 23/3 khẳng định nước này từ chối đàm phán trực tiếp với Mỹ trong điều kiện "áp lực tối đa" như hiện nay, đồng thời bác bỏ triển vọng khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 dưới hình thức ban đầu.