Học tập thời 4.0: Sự hợp nhất công nghệ và giáo dục

Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đã và đang là một xu hướng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Bên cạnh khả năng nâng cao hiệu quả giảng dạy, học tập, công nghệ thông tin đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với hoạt động quản lý giáo dục, định hình cho sự phát triển bền vững của giáo dục trong tương lai. Tuy nhiên, để chuyển đổi số thành công, sẽ cần sự kết hợp nguồn lực của nhà nước, tư nhân, giáo viên và học sinh.
0:00 / 0:00
0:00
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh công nhận MegaEdu đủ điều kiện triển khai toàn thành phố. Ảnh: MegaEdu tập huấn chuyển đổi số cấp tiểu học năm học 2023-2024 tại Củ Chi.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh công nhận MegaEdu đủ điều kiện triển khai toàn thành phố. Ảnh: MegaEdu tập huấn chuyển đổi số cấp tiểu học năm học 2023-2024 tại Củ Chi.

Vai trò của chuyển đổi số trong dạy và học

Theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, việc chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo tập trung vào hai nội dung chính: Chuyển đổi số trong quản lý và Chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra và đánh giá. Trong đó:

Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến. Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa.

100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.

Theo ông Trần Trọng Nghĩa - Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Công nghệ MegaEdu (thành viên Tập đoàn Giáo dục EQuest), chuyển đổi số giáo dục tại Việt Nam đang dần chuyển từ thế bị động sang chủ động bởi những lợi ích mà chúng mang lại, trong đó 3 đối tượng thụ hưởng rõ nhất là học sinh, giáo viên và nhà quản lý giáo dục.

Đối với học sinh, các em sẽ được học tập theo lộ trình cá nhân hoá và tiếp cận nguồn tài liệu học tập khổng lồ trên thế giới mà không bị giới hạn bởi năng lực tài chính. Từ đó, tạo động lực và phát triển khả năng tự học của các em.

Đối với giáo viên, chuyển đổi số góp phần giải phóng sức lực cho người thầy bằng cách giảm thiểu những công việc không tên hay tốn nhiều thời gian như chấm bài, nhập điểm, báo cáo... Bên cạnh đó, chuyển đổi số cũng là điều kiện thuận lợi để thầy cô “sinh động hoá” tiết dạy, thu hút sự tham gia tích cực của học sinh.

“Với nền tảng dạy và học trực tuyến MegaSchool, thầy cô còn có thể biết được số lượng học sinh tham gia, kiểm tra phần trả lời, biết được câu hỏi khó khiến học sinh băn khoăn, thời gian đầu tư của từng em vào môn học... để có những thay đổi phương pháp dạy phù hợp”, ông Nghĩa cho biết thêm.

Học tập thời 4.0: Sự hợp nhất công nghệ và giáo dục ảnh 1

MegaSchool là một hệ thống quản lý học tập với đầy đủ các tính năng quản lý học liệu và lớp học thuộc hệ sinh thái MegaEdu.

Với các cấp quản lý giáo dục, một nền tảng dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy giúp các nhà lãnh đạo thực hiện hiệu quả công tác quản lý thường xuyên, có cơ sở để liên tục cải thiện các hoạt động dạy và học đáp ứng đúng nhu cầu của người học. Đồng thời hạn chế giấy tờ, sự rườm rà hồ sơ trong thủ tục hành chính trường học.

Giám đốc Công nghệ EQuest Nguyễn Quang Trung nhận định, với những định hướng chuyển đổi số của Chính phủ, trong đó có chuyển đổi số trong giáo dục và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cho mục tiêu dạy và học một cách tốt nhất, thông qua các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ như hệ thống máy tính, máy chiếu, tivi, mạng internet, đặc biệt là đối với các trường học ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, kỹ năng sử dụng công nghệ của giáo viên và học sinh đang được cải thiện đáng kể. Hiện nay, EQuest đã và đang có những dự án số hóa nội dung, đáp ứng chuẩn đầu ra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương để học sinh có thể chủ động học bất kỳ lúc nào.

Xây dựng nền tảng công nghệ toàn diện phục vụ giáo dục

Để chuyển đổi số giáo dục và đào tạo thành công cần có một chiến lược chuyển đổi số đúng đắn, dẫn dắt sự phát triển của hệ sinh thái công nghệ với các nền tảng số phục vụ hiệu quả cho hoạt động giáo dục. Trong đó, sự đóng góp và tham gia tích cực của cộng đồng và nhiều doanh nghiệp cũng là yếu tố vô cùng quan trọng.

Điển hình, MegaEdu có thể cung cấp đồng bộ ba giải pháp cho chuyển đổi số trong giáo dục, gồm: MegaEco - Nền tảng liên kết tất cả chức năng quản trị của Nhà trường; MegaSchool - Hệ thống quản lý học tập cùng kho bài giảng số theo khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo; MegaTest - Hệ thống cung cấp nền tảng kỹ thuật số cho tất cả các hình thức thi, kiểm tra, đánh giá năng lực trực tuyến đã đáp ứng các yêu cầu phục vụ công tác quản lý, dạy-học, kiểm tra đánh giá, thông tin liên lạc giữa phụ huynh và nhà trường. Đặc biệt, MegaSchool là giải pháp toàn diện cho nhà trường trong tổ chức dạy và học trực tuyến, đáp ứng đủ 4 tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo bao gồm: Dạy học trực tuyến; Ôn tập và khảo thí trực tuyến; Học liệu trực tuyến; Quản lý và lưu trữ hồ sơ dạy học trực tuyến.

Theo đánh giá của chuyên gia, bà Annabelle Vultee, nguyên Giám đốc điều hành của EF Education First tại Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi, hiện là thành viên Hội đồng Quản trị Tập đoàn EQuest: “Mô hình LMS (Learning Management System - Hệ thống quản lý học tập) đã được các trường học tại Mỹ áp dụng từ 10 năm nay và mang lại lợi ích cho các nhà quản lý giáo dục, các thầy cô và đặc biệt là học sinh. Trên thế giới, có khoảng 73 triệu học sinh, sinh viên đang theo học chính thức trên các nền tảng LMS tương tự như MegaSchool, trong đó 90% học sinh, sinh viên thích cách giảng dạy trên nền tảng này hơn so với các học tập truyền thống. MegaSchool chắc chắn sẽ là một giải pháp LMS đột phá cho mục tiêu chuyển đổi số”.

Công nghệ số tạo ra cơ hội học tập không giới hạn

Trong vài năm trở lại đây, những biến động của thế giới đã thúc đẩy sự phát triển của học trực tuyến. Nổi bật nhất là đại dịch Covid-19 buộc các quốc gia phải tìm kiếm giải pháp cho nhiều vấn đề, bao gồm giáo dục. Đại dịch đã tạo sức ép cho giáo dục toàn cầu đẩy mạnh nghiên cứu, cải tiến phương pháp, tài nguyên và giải quyết những hạn chế của mô hình học tập trực tuyến.

Tại Việt Nam, sự kết hợp giữa: bài giảng số, nền tảng học tập trực tuyến và kỹ năng công nghệ của giáo viên, học sinh đang góp phần xóa nhòa dần sự bất bình đẳng về giáo dục giữa các vùng miền. Khi được tiếp cận với các chương trình học chất lượng cao, học sinh ở mọi miền đều có cơ hội bứt phá, phát triển mạnh mẽ hơn các thế hệ trước.

Học tập thời 4.0: Sự hợp nhất công nghệ và giáo dục ảnh 2

Công nghệ phát triển giúp thu hẹp khoảng cách giáo dục giữa các vùng miền. Ảnh: Học sinh Trường PTDTBT TH&THCS Mồ Dề (Mù Cang Chải) học tiếng Anh trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Bối cảnh giáo dục đang chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay càng thúc đẩy học trực tuyến trở thành một hình thức học chính thức. Với sự phát triển của công nghệ, học tập không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian.

Với những nỗ lực hiện tại, chúng ta có thể hoàn toàn tin tưởng rằng chúng ta đã bước vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của giáo dục không giới hạn, nơi mọi người đều có cơ hội tiếp cận nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, bất kể họ ở đâu, là ai. Những thành công trong chuyển đổi số giáo dục thời gian qua của Việt Nam sẽ là động lực thúc đẩy đổi mới toàn diện giáo dục trong hiện tại và tương lai. Qua đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo đà đưa giáo dục Việt Nam bứt phá trên tiến trình chuyển đổi số toàn diện hơn.