Đây là nhận định của học giả Chu Mật, nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc trong bài viết với tựa đề "Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng nhanh" đăng trên tờ Thương mại quốc tế (Trung Quốc) mới đây.
Theo đó, năm 2023, tuy mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng, chủ yếu do thiếu động lực xuất khẩu, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có những biểu hiện nổi bật, cho thấy sức sống mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, tốc độ tăng trưởng thực tế cao hơn 0,35 điểm phần trăm so mức dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF).
Nền kinh tế Việt Nam có những biểu hiện nổi bật, cho thấy sức sống mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, tốc độ tăng trưởng thực tế cao hơn 0,35 điểm phần trăm so mức dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Dẫn số liệu thống kê cho biết có khoảng 159.000 doanh nghiệp thành lập mới ở Việt Nam trong năm 2023, tăng 7,2% so năm trước, nhà nghiên cứu Trung Quốc đánh giá, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tương đương với doanh nghiệp tạm đóng cửa cho thấy nhiều doanh nghiệp quan tâm thị trường Việt Nam, cũng như sự cạnh tranh quyết liệt khiến các doanh nghiệp thay đổi cấu trúc kinh doanh, lựa chọn thâm nhập thị trường Việt Nam.
Là nền kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu, kết quả tăng trưởng năm 2023 gắn chặt với các hoạt động thương mại quốc tế vốn chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu thị trường yếu cũng như việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu. Bù lại, ngành du lịch Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ, với lượng du khách quốc tế tăng vọt từ 3,6 triệu lượt người năm 2022 lên 12,6 triệu năm 2023. Dưới tác động của phục hồi du lịch, giá trị bán lẻ toàn xã hội tăng trưởng tới 9,6%.
Ngành du lịch Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ, với lượng du khách quốc tế tăng vọt từ 3,6 triệu lượt người năm 2022 lên 12,6 triệu năm 2023. Dưới tác động của phục hồi du lịch, giá trị bán lẻ toàn xã hội tăng trưởng tới 9,6%.
Dẫn số liệu tăng trưởng kinh tế tăng dần qua 3 quý cuối năm 2023 (lần lượt đạt 4,25%, 5,47% và 6,72%), cho thấy xu thế phục hồi tăng trưởng rất rõ nét, ông Chu Mật đánh giá ngành dịch vụ có mức đóng góp tới 42,54% cho nền kinh tế, cho thấy đây chính là nguồn động lực quan trọng của kinh tế Việt Nam.
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được sức sống mạnh mẽ, trong đó công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất, bảo đảm cho các hoạt động xuất khẩu. Tháng 1, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 18,3% song cùng kỳ năm ngoái, cao hơn hẳn mức tăng của năm 2023 (-10%). Trong bối cảnh sức ép lạm phát tương đối nhẹ và xuất khẩu được phục hồi, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng tốc trong năm 2024.
Theo học giả Chu Mật, hợp tác kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam luôn duy trì ở mức độ cao. Với sự hỗ trợ của các kênh logistics lớn, các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á khác cũng được hưởng lợi từ thương mại xuyên biên giới và hợp tác kinh tế-thương mại Trung Quốc-Việt Nam, từ đó hình thành sự phát triển đồng bộ và hiệu ứng quy mô rõ nét hơn.
Với việc ngành du lịch tiếp tục phục hồi với lượng khách ngày càng tăng cao và dòng vốn đầu tư nước ngoài ổn định, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng duy trì thậm chí tăng tốc tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024.
Học giả Chu Mật, nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc
Việt Nam cũng đẩy mạnh thương mại với Mỹ, tích cực xuất khẩu các sản phẩm trung gian và hàng hóa linh kiện sang thị trường Mỹ trong bối cảnh nước này tăng cường phát triển ngành sản xuất.
Theo vị học giả Trung Quốc, những yếu tố nêu trên, cùng với việc ngành du lịch tiếp tục phục hồi với lượng khách ngày càng tăng cao và dòng vốn đầu tư nước ngoài ổn định, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng duy trì thậm chí tăng tốc tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024.