“Du mục” giữa lòng phố thị

NDO -

Giữa sầm uất phố thị thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, cuộc sống “du mục” của người dân giữa bãi bồi sông Trà Khúc lặng lẽ, dường như bị bỏ quên. Những doi đất được phù sa bồi đắp sau mỗi mùa mưa lũ là nguồn sống của cư dân cửa biển. Nhiều thế hệ nối tiếp đời sống “du mục”, đi-về giữa bãi bồi lẫn phố thị.

Cuộc sống “du mục” của người dân giữa bãi bồi sông Trà Khúc.
Cuộc sống “du mục” của người dân giữa bãi bồi sông Trà Khúc.
Quảng Ngãi: “Du mục” giữa lòng phố -0
 Cuộc sống “du mục” của người dân giữa bãi bồi sông Trà Khúc.

Gia đình ông Đặng Văn Nuôi canh tác hơn 10 sào hoa màu trên bãi bồi. Mỗi ngày gia đình ông thường ra bãi hai lần vào sáng và chiều để trồng rau muống, cà, bí đỏ, chuối... Giữa những bãi bồi là những lạch nước nhỏ để ghe đi không bị mắc vào cỏ, bùn.

Quảng Ngãi: “Du mục” giữa lòng phố -0

Cứ mỗi sáng, vợ chồng chị Phượng cùng thúng, mủng bơi sang sông. Khi anh Cường cho đàn vịt hơn 5.000 con ăn trước khi thả ra sông bơi lội, thì chị Phượng vòng quanh các ổ để lượm trứng vịt đẻ trong đêm. Hàng chục trứng to, tròn nằm gọn ghẽ trong ổ ấm được lót bằng rơm rạ. 

Quảng Ngãi: “Du mục” giữa lòng phố -0

Cẩu trứng vịt qua sông. Mỗi ngày chị Phượng lượm từ 3.000-4.000 trứng vịt. Tất cả được sắp gọn trong thúng tre và đưa lên ghe. Khi đến gần bờ, thúng trứng được móc vào cẩu trục, anh Cường tay quay dây điều khiển các thúng trứng đưa lên bờ một cách thành thục. 

Quảng Ngãi: “Du mục” giữa lòng phố -0

Hai bên bờ sông Trà là tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa. Các khu phố, dãy nhà đô thị đang dần hình thành. Nối đôi bờ sông Trà là những cây cầu Thạch Bích, Cổ Lũy…

Quảng Ngãi: “Du mục” giữa lòng phố -0

Và giữa lòng sông Trà Khúc, thành phố Quảng Ngãi, có nhiều bãi bồi với diện tích hàng nghìn ha được hình thành do phù sa bồi lắng. Qua mùa lũ, nước sông Trà Khúc cạn, các bãi bồi thành nơi canh tác của người dân. Bãi bồi ở xã Nghĩa Phú nằm cách cửa biển Cửa Đại một km là cù lao cuối dòng sông Trà Khúc, rộng hơn 100 ha. 

Quảng Ngãi: “Du mục” giữa lòng phố -0

Hàng chục ha bãi bồi hình thành hàng trăm năm qua do nhiều dòng họ khai hoang, mở rộng canh tác. Các dòng họ Đặng, Võ, Đỗ… cùng nhau trồng trọt giữa mùa nắng cháy lẫn giúp nhau khi mưa lũ về. Ông Đỗ Ga, anh em cô cậu với ông Đặng Nuôi cũng trồng rau muống ở gần ruộng của người bà con. Hiện một kg rau muống giá khoảng 5.000 đồng, mỗi ngày ông Ga cắt rau bán lời khoảng 100.000 đồng. 

Quảng Ngãi: “Du mục” giữa lòng phố -0

Phút thảnh thơi sau những lúc đi-về “du mục” hai bên bờ thành phố Quảng Ngãi và bãi bồi sông Trà Khúc của vợ chồng ông Đặng Hân và bà Trần Thị Chân. Gần 70 tuổi, bà Chân cùng chồng canh tác trên bãi bồi hơn 30 năm qua. Họ thuê khoảng 1,5 ha đất và xây nhà để ở lại. Nuôi tôm, trồng cây ăn trái, rau màu quanh năm đi về giữa phố thị bên kia sông và bãi bồi cuối dòng nước. Đến mùa mưa, nước lớn có khi cuốn trôi mọi thứ. Và ông bà không nhớ bao nhiêu lần bắt tay làm lại từ đầu giữa dòng sông này. 

Quảng Ngãi: “Du mục” giữa lòng phố -0

Anh Đặng Khanh, con trai bà Chân cũng ra bãi bồi giữa sông nuôi tôm. Vợ chồng anh xây nhà cách nhà của cha mẹ 500 m. 

Vợ chồng trẻ có ba con. Hai con lớn ở phố cùng ông bà và đang đi học. "Con út tôi từ lúc 8 tháng tuổi đã ra đây. Làm ăn mười mấy năm cũng trải đầy khó khăn nhưng chúng tôi thích nơi này", anh Khanh nói. Đôi vợ chồng thường chèo đò qua lại giữa đất liền và bãi bồi.

Quảng Ngãi: “Du mục” giữa lòng phố -0

Thu mua, vận chuyển trứng cung ứng cho các chợ ở tỉnh Quảng Ngãi và vùng lân cận.

Mỗi năm, trên diện tích hàng trăm ha đất bãi bồi Sông Trà, nông dân sản xuất, cung ứng các nông sản như dưa hấu, tôm thẻ, rau màu các loại cho các chợ đầu mối.  

Quảng Ngãi: “Du mục” giữa lòng phố -0
 Đất bãi bồi giữa sông.

Đất bãi bồi giữa sông luôn chịu quy luật lở bồi của tự nhiên. Năm qua, lũ lớn làm doi đất bị mất 100m chiều ngang, nhiều chuồng trại, thức ăn cho gia súc, gia cầm bị cuốn trôi. Nhiều chủ hồ tôm mất trắng. 

Đất bãi bồi trên sông Trà Khúc do UBND các xã quản lý. Người dân có công khai hoang, trồng cây bói (cỏ lau) giữ đất được ưu tiên thuê đất. Bãi bồi là "món quà" của dòng sông để người dân có nguồn thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi