Đoàn công tác Trung ương khảo sát về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Quảng Bình

NDO - Ngày 2/11, Đoàn khảo sát (nhóm 2) của Ban Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam do đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương làm trưởng đoàn đã làm việc, khảo sát về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại địa phương với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình
0:00 / 0:00
0:00
Quang cảnh buổi làm việc, khảo sát tại Quảng Bình.
Quang cảnh buổi làm việc, khảo sát tại Quảng Bình.

Cùng dự có đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương.

Đón và làm việc với đoàn công tác có Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình Vũ Đại Thắng và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Quảng Bình.

Phát biểu đặt vấn đề buổi làm việc, khảo sát, đồng chí Trần Tuấn Anh đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình tập trung làm rõ các nội dụng như: quan điểm của tỉnh về sự phát triển nhận thức, tư duy sáng tạo, đột phá lý luận cơ bản của Đảng ta về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từ 1986 đến nay, tập trung vào 10 năm gần đây.

Đoàn công tác Trung ương khảo sát về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Quảng Bình ảnh 1

Đồng chí Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc.

Đánh giá của tỉnh về thực trạng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung từ năm 1986 đến nay.

Một số đề xuất nhằm tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Tại buổi làm việc, diện lãnh đạo tỉnh Quảng Bình báo cáo sơ kết về kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ năm 1986 đến nay.

Chia sẻ thêm về thực tiễn của địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Vũ Đại Thắng cho rằng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng trong điều kiện của tỉnh quy mô nền kinh tế nhỏ, nguồn thu hạn chế nên nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm an sinh xã hội gặp nhiều khó khăn.

Liên kết vùng kinh tế dù đã có nhiều nghị quyết, quy định của Trung ương nhưng trên thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn, chưa thực chất.

Đoàn công tác Trung ương khảo sát về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Quảng Bình ảnh 2
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh phát biểu tại buổi làm việc với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm công nghiệp Long Đại.

Đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình phục vụ buổi làm việc, khảo sát cũng như ý kiến phát biểu, trao đổi hết sức cụ thể, sinh động của các đại biểu, đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, sau 34 năm tái lập tỉnh, từ cơ cấu kinh tế thuần nông, Quảng Bình đang chuyển sang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Trong thời kỳ đổi mới, nhất là 10 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ của Trung ương và phát huy bản lĩnh, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần năng động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Bình đã đạt được những thành tựu rất ấn tượng.

Các nhiệm kỳ kế tiếp nhau đã thể hiện rõ tinh thần kế thừa, đổi mới và phát triển, đoàn kết nhất trí, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đột phá để khai thác tiềm năng lợi thế, chuyển đổi phương thức phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Giai đoạn 2010-2022, trong điều kiện chịu ảnh hưởng của thiên tai, suy thoái kinh tế toàn cầu, sự cố môi trường biển, đại dịch Covid-19, nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Quảng Bình vẫn đạt hơn 6%.

Trong xu thế hội nhập, với cơ chế, chính sách rộng mở, thông thoáng, tỉnh Quảng Bình ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến nghiên cứu, khảo sát; nhiều dự án quy mô lớn, mang thương hiệu quốc tế đã và đang đi vào hoạt động, có tác động lan tỏa không chỉ trong tỉnh mà cả khu vực Bắc Trung Bộ; các vùng kinh tế động lực được hình thành ngày càng rõ nét…

Quá trình thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, tồn tại mà chúng ta cần phải bổ khuyết, sửa đổi để phù hợp với thực tiễn chứ không thể làm trở ngại cho quá trình phát triển.

Nhấn mạnh, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là lý luận sáng tạo của Đảng ta mà các kỳ đại hội Đảng ta đã đưa ra, đồng chí Trần Tuấn Anh cho biết, báo cáo của Tỉnh ủy Quảng Bình và nhất là ý kiến của các đại biểu đã làm rõ thêm, khẳng định kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là lý luận đột phá của Đảng ta.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện đã bộc lộ những hạn chế, tồn tại mà chúng ta cần phải bổ khuyết, sửa đổi để phù hợp với thực tiễn chứ không thể làm trở ngại cho quá trình phát triển.

"Chúng ta phải hài hòa giữa yếu tố định hướng xã hội chủ nghĩa và vai trò Nhà nước để bảo đảm với một nền kinh tế vận hành theo nguyên tắc của thị trường. Ở đây, định hướng xã hội chủ nghĩa rất quan trọng, làm sao để bảo đảm đối tượng xã hội, người dân của chúng ta, đặc biệt là những người yếu thế không bị bỏ lại trong các chính sách phát triển của chúng ta” - đồng chí Trần Tuấn Anh nói.

Báo cáo của Tỉnh ủy Quảng Bình và ý kiến của các đại biểu tại buổi làm việc sẽ được Ban khảo sát (nhóm 2) tiếp thu, tổng hợp, bổ sung vào báo cáo, phục vụ cho công tác tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam trong thời gian tới.

Trước đó, đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp ở Quảng Bình là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm công nghiệp Long Đại và Công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển dự án Việt Nam tại xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch.

Đoàn công tác Trung ương khảo sát về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Quảng Bình ảnh 3
Đồng chí Trần Tuấn Anh làm việc với Công ty trách nhiệm hữu hạn phát triển dự án Việt Nam tại huyện Bố Trạch.

Phát biểu tại buổi làm việc với các doanh nghiệp, đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo của các đơn vị đối với hoạt động khảo sát của đoàn công tác. Đồng chí cũng gợi mở một số nội dung cần làm rõ như: đánh giá đúng chất lượng, toàn diện vai trò của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước; cụ thể hóa những khó khăn về thể chế, đặc biệt là những quan điểm, đường lối, định hướng liên quan đến kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa về lâm nghiệp.

Đồng chí Trần Tuấn Anh cũng đề nghị địa phương sớm xem xét và có các đánh giá, báo cáo Chính phủ, đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và hướng tới kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, bền vững.