Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội

NDO - Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Đây là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những nỗ lực, cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Thanh Trì trong hành trình 15 năm xây dựng nông thôn mới.
0:00 / 0:00
0:00
Hệ thống đường giao thông ở Thanh Trì được đầu tư bài bản. (Ảnh Thanh Hồng)
Hệ thống đường giao thông ở Thanh Trì được đầu tư bài bản. (Ảnh Thanh Hồng)

Từ một huyện thuần nông, quá trình xây dựng nông thôn mới đã mang lại cho huyện Thanh Trì nhiều thành tựu nổi bật.

Những kết quả ấn tượng

Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì cho biết, toàn bộ 15 xã của huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, vượt chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao giai đoạn 2021-2025. Tổng giá trị sản xuất tăng 14%; tổng thu ngân sách nhà nước tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2022. Thu nhập bình quân đầu người đạt 77,6 triệu đồng/năm, tăng 15,6 triệu đồng so với năm 2020 (đạt 97% so với chỉ tiêu nhiệm kỳ-80 triệu đồng/người/năm).Thu ngân sách hằng năm đều đạt và vượt dự toán thành phố giao, năm sau cao hơn năm trước.

Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì cho biết, toàn bộ 15 xã của huyện đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, vượt chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao giai đoạn 2021-2025. Tổng giá trị sản xuất tăng 14%; tổng thu ngân sách nhà nước tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2022. Thu nhập bình quân đầu người đạt 77,6 triệu đồng/năm, tăng 15,6 triệu đồng so với năm 2020 (đạt 97% so với chỉ tiêu nhiệm kỳ-80 triệu đồng/người/năm). Thu ngân sách hằng năm đều đạt và vượt dự toán thành phố giao, năm sau cao hơn năm trước.

Cùng với đó, vấn đề xây dựng hạ tầng được huyện Thanh Trì chú trọng phát triển, được xem là động lực, tiền đề cho nhiều lĩnh vực khác; bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững giữa kinh tế, xã hội với ổn định môi trường sinh thái. Hệ thống giao thông trên địa bàn Thanh Trì được đầu tư bài bản, được nhựa hóa, bê-tông hóa. Toàn huyện có 562,22/562,22 km đường huyện, đường xã kết nối được nhựa hóa, bê-tông, xi măng hóa; 134,77/134,77 km đường huyện qua khu vực đô thị đáp ứng tiêu chuẩn đường đô thị, có các hạng mục cần thiết về an toàn giao thông theo quy định. Ngoài ra, tất cả các xã, các vùng liền kề có hệ thống đường huyện, đường xã kết nối các trung tâm hành chính, liên vùng.

Diện mạo nông thôn ở Thanh Trì có sự thay đổi rõ nét. Tại xã Ngũ Hiệp, những ngôi nhà cao tầng, khang trang mọc lên san sát nhau, đường làng ngõ xóm rộng rãi, xanh, sạch đẹp. Được biết, trong cơ cấu kinh tế, thương mại, dịch vụ chiếm tới 70,4%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm 27,4%; nông nghiệp chỉ còn 2,2%; giá trị sản xuất trên địa bàn đạt hơn 1.000 tỷ đồng/năm.

Nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Thanh Trì còn xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu. Điển hình như: mô hình trồng cam, quất, bưởi tập trung xã Vạn Phúc; mô hình nuôi thủy sản tập trung xã Đông Mỹ; mô hình trồng rau thủy canh tại xã Yên Mỹ, mô hình nuôi cá "sông trong ao" tại xã Đại Áng; mô hình "sản xuất lúa chất lượng cao thực hiện cơ giới hoá đồng bộ tại xã Vĩnh Quỳnh; hay mô hình trang trại tổng hợp Vạn An là nơi nuôi và cung cấp nhiều động vật có giá trị kinh tế cao, các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Kinh nghiệm của Thanh Trì

Để có được kết quả trên, trước tiên phải ghi nhận sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và sự đồng thuận, chung tay góp sức của toàn thể nhân dân huyện Thanh Trì. Trong công tác chỉ đạo điều hành xây dựng nông thôn mới huyện đã lựa chọn, xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm; bảo đảm tính công khai, dân chủ ở tất cả các khâu để người dân được biết, bàn bạc, thống nhất, tự giác chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cấp, từng ngành; có sự phối hợp nhịp nhàng, nhất quán, tạo ra được sức mạnh tổng hợp.

Huyện còn quyết liệt, chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong triển khai. Đơn cử như khi triển khai nhiệm vụ xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao gắn với đề án phát triển huyện thành quận, các xã thành phường, đối với các tiêu chí trùng nhau giữa hai bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao và tiêu chuẩn phường, huyện chỉ đạo các đơn vị chọn tiêu chí cao hơn để thực hiện. “Một mũi tên trúng hai đích”, Thanh Trì phấn đấu hoàn thành mục tiêu kép.

Huyện Thanh Trì đặt mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ở các xã, thị xã đạt 96%; không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố Hà Nội…

Việc xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao ở Thanh Trì theo định hướng trở thành quận. Huyện chú trọng tới các vấn đề về phát triển kinh tế nhanh nhưng phải bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường; bảo đảm hài hòa giữa quá trình đô thị hóa với việc giữ gìn không gian, bản sắc văn hóa truyền thống. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ và năng lực làm chủ của người dân.

Huyện Thanh Trì đặt mục tiêu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 90%; tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 95%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ở các xã, thị xã đạt 96%; không còn hộ nghèo và hộ tái nghèo theo tiêu chuẩn của thành phố Hà Nội… Việc xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao ở Thanh Trì theo định hướng trở thành quận.

Huyện chú trọng tới các vấn đề về phát triển kinh tế nhanh nhưng phải bền vững, hiệu quả, gắn với bảo vệ môi trường; bảo đảm hài hòa giữa quá trình đô thị hóa với việc giữ gìn không gian, bản sắc văn hóa truyền thống. Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ và năng lực làm chủ của người dân.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, với những kết quả đã đạt được, thời gian tới, Thanh Trì cần tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo hướng phát triển đô thị. Trong đó, đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát triển thương mại dịch vụ. Đồng thời, phát huy các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc cũng như chú trọng đến công tác giáo dục, y tế, chất lượng môi trường sống…