Những kilomet đầu tiên trên tuyến đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) đang được khẩn trương thi công. (Ảnh Đặng ANh Tuấn)

Đưa Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ thành hình mẫu phát triển xanh, bền vững

Sau hai năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhiều thể chế, chính sách cùng các nhiệm vụ, đề án, dự án trọng điểm đã được thực hiện tích cực, giúp các tỉnh trong vùng tăng tốc phát triển, đồng thời đẩy mạnh liên kết, hợp tác trong vùng và với các vùng khác. Hiện nay, các tỉnh trong vùng đang khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ nhằm hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ trở thành vùng có thu nhập trung bình cao, đến năm 2045, sẽ là hình mẫu phát triển xanh của cả nước.
Ngắm “biển mây” đẹp như bồng lai tiên cảnh trên đỉnh Ô Quy Hồ

Ngắm “biển mây” đẹp như bồng lai tiên cảnh trên đỉnh Ô Quy Hồ

Được mệnh danh là một trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, Ô Quy Hồ là điểm đến khiến bất cứ dân phượt nào cũng muốn chinh phục. Đèo Ô Quy Hồ còn có tên gọi là đèo Hoàng Liên (do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn) hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ. Nằm trên tuyến Quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quý Hồ nối liền Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh này.

Hành trình lý tưởng nhất dành cho khách du lịch là xuất phát từ Sapa, qua thác Bạc khoảng 12 km, rồi đi thẳng lên đỉnh Ô Quy Hồ. Ở độ cao 2.073m của đỉnh đèo nổi tiếng, bạn sẽ có cơ hội để được ngắm nhìn cả biển mây bồng bềnh như cõi thần tiên.