Ngày 25/10, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh về việc chấn chỉnh hoạt động thực hành sai lệch di sản Thực hành tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.
Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, Cục đã đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định dừng việc phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm làm mới các sắc phong liên quan đến phủ Vân Cát, thuộc di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy (tỉnh Nam Định). Đồng thời, Cục cũng đề nghị Sở chỉ đạo cơ quan chức năng hướng dẫn chính quyền địa phương không tổ chức tiếp nhận các hiện vật làm mới này vào di tích, hoặc sử dụng vì mục đích bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, bức tượng đồng cổ vật Nữ thần Durga bốn tay có nguồn gốc Việt Nam từ một vụ điều tra buôn bán cổ vật bất hợp pháp đã được trao trả về Việt Nam ngày 18/6 và hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, vào lúc 14 giờ 9 phút giờ địa phương (13 giờ 9 phút theo giờ Việt Nam) ngày 8/5 tại Kỳ họp thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO diễn ra ở thành phố Ulan Bator (Mông Cổ), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.
Di vật, cổ vật là một bộ phận của di sản văn hóa nói chung. Do các yếu tố khách quan, nhiều cổ vật quý hiếm của Việt Nam đã thất thoát, lưu lạc ra nước ngoài. Thời gian gần đây, tuy số lượng cổ vật về nước gia tăng, nhưng thủ tục hồi hương cổ vật gặp nhiều rào cản về hành lang pháp lý, cơ chế cũng như tài chính. Để không lỡ nhịp hồi hương di sản, cần xây dựng chiến lược bài bản, có tầm nhìn cùng những chính sách linh hoạt, thông thoáng, tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực chung tay tìm kiếm, quy tụ di sản.
Với chủ đề “Di sản văn hóa sống và phát triển bền vững: Từ cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm", Hội thảo do Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Hội đồng Anh phối hợp tổ chức đã thu hút sự chú ý của không chỉ giới chuyên môn, những người hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn di sản, mà còn của cả các cộng đồng sở hữu, giữ gìn và thực hành di sản ở nhiều nơi.
Phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò hết sức quan trọng để đưa chính sách pháp luật của Nhà nước vào đời sống. Trong lĩnh vực văn hóa, vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật trên các phương tiện truyền thông thời gian qua được dư luận hết sức quan tâm vì sẽ góp phần tích cực nâng cao nhận thức, ngăn ngừa, chấn chỉnh kịp thời những hành vi xâm hại giá trị của di sản, phản văn hóa, vi phạm thuần phong mỹ tục,...
600 đại biểu gồm đại diện các sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, các chuyên gia, nhà chuyên môn, nhà quản lý… từ 64 tỉnh thành đã tham gia góp ý kiến cho Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) tại Hội nghị - Hội thảo Xin ý kiến góp ý hồ sơ dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
Theo thông tin từ Cục Di sản Văn hóa, Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO đã thông qua hồ sơ đề cử vào hồi 17 giờ 40 phút ngày 16/9 (giờ Ả-rập Xê-út), công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà (thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng) là Di sản Thiên nhiên Thế giới, tại Kỳ họp lần thứ 45 của Ủy ban Di sản Thế giới UNESCO tại Thủ đô Riyadh, nước Cộng hòa Ả-rập Xê-út.
Trong hai ngày 26 và 27/8, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Hội thảo - Hội nghị - Tập huấn "Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sau khi được ghi danh", do Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Cục Di sản Văn hóa thống nhất thực hiện nghiên cứu bảo tồn khu vực phía đông di chỉ khảo cổ Vườn Chuối, diện tích khoảng 6.000 m2; đồng thời, thực hiện khai quật di dời di tích, di vật ở khu vực phía tây di chỉ khảo cổ này.
Những ngày qua, lĩnh vực bảo tồn di sản lại nóng lên với vụ việc Di tích quốc gia đặc biệt đình Tây Đằng có bộ cổng mới được “Tây hóa”. Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã lên tiếng về vụ việc này.