Đối với Việt Nam, CPTPP sẽ có hiệu lực kể từ ngày 14-1-2018. Tính từ ngày Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chính thức trao văn kiện về việc Việt Nam phê chuẩn CPTPP cho Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng xuất khẩu New Zealand David Parker bên lề Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 30 diễn ra giữa tháng 11-2018 tại Papua New Guinea.
CPTPP được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên. Hiệp định này sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân và GDP khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới.
Các chuyên gia kinh tế dự báo, kể từ năm 2035, CPTPP sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực, giúp Việt Nam tăng trưởng thêm khoảng 2% GDP, tạo ra từ 20.000 đến 26.000 việc làm/năm, giúp xuất khẩu tăng 4,04%.
CPTPP - Kỳ vọng và thách thức mới với ngành tài chính
CPTPP rộng mở cơ hội hợp tác, phát triển