Ðánh giá tổng quát và bài học kinh nghiệm qua 35 năm đổi mới

35 năm đổi mới (1986 - 2021) là giai đoạn quan trọng của sự nghiệp phát triển đất nước, đánh dấu sự trưởng thành mọi mặt của Ðảng, Nhà nước và nhân dân, là sáng tạo có tính tất yếu, toàn diện để gạt bỏ, tháo gỡ những vướng mắc, giải phóng năng lực sản xuất, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi đổi mới là công cuộc có tính tổng thể, được chuẩn bị bài bản, theo cách thức, với từng đường đi nước bước cụ thể, được cân nhắc chắc chắn, triển khai một cách sâu rộng và đồng bộ, cho nên 35 năm qua, công cuộc đổi mới đã thật sự gắn bó với vận mệnh dân tộc, vận mệnh đất nước, gắn bó với mỗi người Việt Nam, và được bạn bè quốc tế hết sức quan tâm.

Kinh tế Việt Nam - Nhìn lại sau 35 năm đổi mới

Việt Nam là một đất nước bước vào tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế với “hành trang” là một nền sản xuất lạc hậu, khép kín. Dẫu vậy, sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình với một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, kinh tế tăng trưởng khá cao, liên tục và bao trùm, bảo đảm mọi người dân được hưởng lợi từ quá trình phát triển. 

Đảng lãnh đạo và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới

1. Ngay sau khi thành lập (1930) và bắt đầu lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định văn hóa là một mặt trận quan trọng “là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động” (Đề cương về văn hóa Việt Nam - 1943). Suốt 90 năm qua, tư tưởng chiến lược ấy đã được quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình đó, cùng với sự biến đổi, phát triển của thực tiễn và của tư duy, các quan điểm, đường lối về văn hóa của Đảng được bổ sung, phát triển và hoàn thiện, có thể chia thành hai mốc lớn: trước đổi mới và từ đổi mới (1986) đến nay. Nhìn tổng quát, từ đổi mới đến nay, các quan điểm đó, so với giai đoạn trước, có những điều chỉnh lớn, bổ sung quan trọng và thật sự có bước phát triển về chất.