Chỉ dấu I.D.I trên vùng đất Chín rồng

Là một doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, hiện diện ở top đầu của ngành hàng xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đa quốc gia I.D.I (thành viên trụ cột của Tập Đoàn Sao Mai - ASM) đã vượt qua đại dịch một cách ngoạn mục nhờ tính quyết đoán chớp thời cơ.
0:00 / 0:00
0:00
Trụ sở công ty I.D.I.
Trụ sở công ty I.D.I.

Trải qua 2 năm cả thế giới phải chứng kiến sự tàn khốc của đại dịch Covid-19 với bao thương đau mất mát và hàng loạt doanh nghiệp, tập đoàn lớn phải phá sản. Trong bối cảnh nghiệt ngã đó, I.D.I đã biết cách biến “nguy” thành “cơ” cho riêng mình bằng những quyết định hết sức táo bạo, thể hiện sự kiên cường vốn có và để lại chỉ dấu trên vùng đất Chín rồng.

“Giải cứu” cá tra trong đại dịch

Giãn cách xã hội kéo dài đã đẩy hàng nghìn hộ nuôi cá tra đến bên bờ vực phá sản, mất trắng bởi giá cá tra nguyên liệu “rơi” tự do về mức 17.000-18.000 đồng/kg. Cuộc sống của nông dân lao đao, kinh tế khánh kiệt. Khi ấy, các doanh nghiệp thủy sản cũng phải đương đầu với bao bộn bề nan giải để duy trì hoạt động, thì I.D.I đã mạnh dạn chủ động “giải cứu” cá tra nguyên liệu cho nông dân và “dự trữ hàng chiến lược giá rẻ”.

Nhạy bén, phán đoán chính xác, tiên lượng được viễn cảnh từ những tín hiệu phản hồi của thị trường xuất khẩu, lúc bấy giờ, lãnh đạo I.D.I đã mạnh dạn ký kết hợp tác với nông dân để bảo đảm gần như 90% nhu cầu cá nguyên liệu cho năm 2022 với giá khá thấp.

Chỉ dấu I.D.I trên vùng đất Chín rồng ảnh 1
I.D.I góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trưởng hai con số

Ông Lê Văn Nghiệp, nông dân nuôi cá tra nguyên liệu ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang chia sẻ, trong thời điểm đại dịch Covid-19 căng thẳng, giao thông vận tải bị ách tắc vì giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thì hàng nghìn hộ nuôi cũng “chết cứng” theo. Bởi ông Nghiệp nói rằng, không có nhà máy, công ty nào dám mua cá vào lúc bấy giờ. “Cá tra tới lứa, đạt trọng lượng phải bán thì không bán được, cá nhỏ thì không có tiền để mua thức ăn nuôi tiếp. Nông dân nuôi cá tra nguyên liệu như ngồi trên “đống lửa” thì được công ty cổ phần đầu tư và phát triển đa quốc gia I.D.I “giải cứu” bằng các hợp đồng thu mua cá tra với giá tốt hơn thị trường tại thời điểm đó”, ông Nghiệp nói.

Còn ông Nguyễn Văn Út, Phó Giám đốc Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Chợ Mới cho biết, công ty I.D.I luôn đồng hành với nông dân nuôi cá tra, kể cả trong những thời điểm khó khăn nhất. Người nuôi cá thiếu gì, cần gì thì công ty đều hỗ trợ. “Tôi tin rằng, chiến lược liên kết với người nuôi cá tra tại các vùng nuôi của I.D.I sẽ giúp công ty bảo đảm nguồn nguyên liệu sản xuất ổn định và vươn xa hơn”, ông Út quả quyết.

Bứt phá để vươn xa

Theo Hiệp hội nghề cá và chế biến thủy sản Việt Nam, Việt Nam hiện đang chiếm 90 - 94% thị phần cá tra trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động ký kết đủ đơn hàng đến hết quý II năm 2022, chuẩn bị kho hàng dự trữ, xây thêm nhà máy chế biến có công suất cao, tập trung nguồn lực vào nuôi trồng, đa dạng hóa sản phẩm từ cá tra…

Chỉ dấu I.D.I trên vùng đất Chín rồng ảnh 2

I.D.I tổng huy động năng suất để cung cấp cho các hợp đồng đã ký kết.

Tính quyết đoán phù hợp xu hướng cùng với tiềm lược vững vàng đã giúp I.D.I tạo ra lợi thế nhất định khi ngành cá tra phục hồi đúng kỳ vọng. Minh chứng đó được thể hiện khi 6 tháng đầu năm 2022, I.D.I ước đạt doanh thu gần 4.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế gần 450 tỷ đồng.

Lãnh đạo I.D.I cho biết, từ kết quả được ghi nhận khá ấn tượng cùng kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 đã được Đại Hội đồng cổ đông thông qua với tỷ lệ 15% tiền mặt, dự kiến thực hiện trong quý III/2022. Cổ đông Cty I.D.I sẽ sớm nhận được tổng số tiền cổ tức hơn 341 tỷ đồng trước quý III năm nay.

Thời gian 6 tháng còn lại, đặc biệt là quý IV khi mùa kinh doanh của ngành cá tra thuận lợi nhất, lãnh đạo I.D.I dự đoán sẽ có sự bùng nổ lợi nhuận bởi lợi thế của công ty có đủ nguồn cung chất lượng cao.

“Mặc dù, hiện tại Trung Quốc vẫn giữ chính sách Zero Covid, nhưng Ban lãnh đạo Công ty tự tin và có đủ cơ sở để chắc chắn sẽ đạt và vượt kế hoạch năm 2022 mà Đại hội đồng cổ đông giao phó với tổng doanh thu 8.300 tỷ và lợi nhuận sau thuế 900 tỷ đồng. Đây là “chỉ tiêu” được nhìn nhận là “cân não” trong tình hình kinh tế toàn cầu đan xen giữa thuận và nghịch. Nhưng với sự từng trải, bài học kinh nghiệm từ thực tiễn và những tiềm lực riêng của mình thì việc cán mốc mục tiêu là hoàn toàn khả thi”, lãnh đạo I.D.I khẳng định.

Chỉ dấu I.D.I trên vùng đất Chín rồng ảnh 3

I.D.I có sẵn nguồn cá tra nguyên liệu cho sản xuất trong năm 2022.

Ngoài ra, trong nội dung quan trọng mà Hội đồng quản trị đã trình Đại hội đồng cổ đông thông qua là kế hoạch cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 30% tiền mặt và ủy quyền cho Hội đồng quản trị quyết định thời gian có thể ứng trước cổ tức năm 2022. Điều này cho thấy niềm tin của cổ đông chiến lược vào năng lực điều hành của Ban lãnh đạo công ty trong việc triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đồng thời là lời khẳng định mạnh mẽ cho một giai đoạn phát triển mới của I.D.I, vươn lên tầm cao mới: kinh doanh thăng hoa và sự thịnh vượng của cổ đông.

Ông Trương Vĩnh Thành, đại diện lãnh đạo Tập đoàn Sao Mai, chia sẻ, I.D.I đã làm chủ quy trình sản xuất khép kín từ con giống, vùng nuôi, cung cấp thức ăn thủy sản, các ngành chế biến vệ tinh (bột cá, mỡ cá) cho đến nhà máy chế biến với công nghệ hiện đại, công nhân lành nghề, hệ thống quản lý chất lượng tuyệt đối an toàn. Lợi thế này đã chuẩn bị từ nhiều năm trước và được củng cố ngay trong giai đoạn căng thẳng do dịch Covid-19. “Xuất khẩu cá tra đang trên đà tăng trưởng mạnh đều ở các thị trường sau 2 năm bị kéo lùi. Vận hội mới trao tay cho doanh nghiệp đã sẵn sàng chiến lược kinh doanh mới theo “kịch bản” bọc lót toàn diện”, ông Trương Vĩnh Thành nói.