Trước đó, Nhật Bản đưa ra các hạn chế đối với việc xuất khẩu 23 loại thiết bị sản xuất chip bán dẫn hàng đầu. Hội đồng Xúc tiến thương mại quốc tế Trung Quốc (CCPIT) kêu gọi Nhật Bản cân nhắc và quyết định vì lợi ích của ngành bán dẫn hai nước.
Người phát ngôn của CCPIT cảnh báo các biện pháp hạn chế của Nhật Bản sẽ có tác động ngược đến quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước, cũng như các trao đổi công nghệ và khoa học trong lĩnh vực bán dẫn, không chỉ ảnh hưởng xấu đến các tác nhân trên thị trường hai nước mà cả các chuỗi cung ứng toàn cầu, bóp nghẹt khả năng cạnh tranh và tiềm năng phát triển chung của lĩnh vực này.
Phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn
Hồi tháng 10/2022, Bộ Thương mại Mỹ công bố mở rộng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với thiết bị sản xuất chip, phần mềm thiết kế chip và thậm chí hạn chế cả kỹ sư hỗ trợ hoạt động sản xuất chip ở Trung Quốc. Kể từ đó, Washington cũng kêu gọi các đồng minh áp đặt hạn chế tương tự.
Mới đây nhất, ngày 22/5, Cơ quan giám sát an ninh mạng Trung Quốc (CAC) cấm các nhà điều hành những cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng của Trung Quốc mua một số sản phẩm của công ty sản xuất chip Micron (Mỹ) với lý do lo ngại an ninh mạng, trong bối cảnh hai nước đang có những mâu thuẫn về công nghệ sản xuất chip.
Mỹ đã lên tiếng phản ứng về lệnh cấm của Trung Quốc đối với các sản phẩm của công ty sản xuất chip Micron của Mỹ. Bộ Thương mại Mỹ đang tìm cách giải quyết các mối quan ngại với phía Trung Quốc. Mỹ hiện chiếm khoảng 12% thị phần bán dẫn toàn cầu, trong khi Nhật Bản chiếm 15%, còn Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc đều nắm giữ khoảng 20%.