

Đảng Cộng sản Việt Nam")},3000);
Chúng tôi xin thông báo để các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học và bạn đọc đặt mua các ấn phẩm Báo Nhân Dân theo thông tin sau:
Đường dây nóng: (84) 24 393 82413
Xin trân trọng cảm ơn!
#Bão số 8
Có 38 kết quả
Chiều 25/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tổ chức cuộc họp đánh giá tình hình mưa lụt trên địa bàn trong những ngày qua và triển khai công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão số 8.
Ngày 14/10, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa diện rộng, các địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai biện pháp ứng phó.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, sáng 14/10, bão số 8 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng tây, mỗi giờ đi được 20-25 km, suy yếu thành một vùng áp thấp và đi vào đất liền.
Chiều 13/10, tàu thuyền đã vào nơi neo đậu sâu trong Lạch Trường thuộc địa phận huyện Hoằng Hóa và huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Các bè mảng chuyên đánh bắt hải sản trên vùng biển ngang được lực lượng chức năng cùng người dân di chuyển hẳn lên bờ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong 12 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng tây, mỗi giờ đi được 20-25 km, đi vào vùng biển phía nam Vịnh Bắc Bộ và có khả năng tiếp tục suy yếu dần về cường độ.
Trước tình hình bão số 8 sắp đổ bộ vào bờ, tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo công tác ứng phó; toàn bộ tàu thuyền của tỉnh đã được đưa vào bờ an toàn, các công trình hồ đập thủy lợi, thủy điện, đê điều được giám sát chặt; người dân tổ chức chằng chống nhà cửa, dùng lưới quây ao cá... để giảm thiểu thiệt hại.
Nhằm chủ động ứng phó với cơn bão số 8, các địa phương ở Hà Tĩnh đã lên phương án, sẵn sàng di dời người dân các vùng xung yếu, ven sông, ven biển về nơi trú ẩn an toàn. Đồng thời, bố trí chỗ trú ẩn cho người dân về quê từ các tỉnh miền nam đi qua địa bàn khi gặp bão.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 8, ngày 13/10, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các địa phương kêu gọi, sắp xếp tàu thuyền neo đậu an toàn và chủ động phương án di dân ở vùng có nguy cơ sạt lở, ngập sâu.
Sáng 13/10, Phó Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh Trần Duy Chiến cho biết, nhằm chủ động ứng phó với cơn bão số 8, tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các đơn vị, công ty quản lý, vận hành hồ thủy lợi trên địa bàn tiến hành xả tràn các hồ chứa nước nhằm bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 8, từ chiều 13 đến 15/10, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng ở vùng trũng, thấp, ven sông.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 25-30 km, đi vào vùng biển phía nam Vịnh Bắc Bộ và có khả năng suy yếu dần về cường độ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hồi 19 giờ ngày 12/10, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 490 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-120 km/giờ), giật cấp 13.
Xác định bão số 8 là cơn bão lớn, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị các địa phương tập trung cao nhất trong việc ứng phó với bão số 8, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra. Đặc biệt lưu ý đến công tác sơ tán người dân.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành Công điện số 1337/CĐ-TTg ngày 12/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương theo dõi chặt chẽ, triển khai kịp thời, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp ứng phó bão số 8 và mưa lũ sau bão nhằm hạn chế thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ ngày 12/10, vị trí tâm bão ở cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 720 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-120 km/giờ), giật cấp 13.
Theo dự báo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hiện tại bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên, gần Biển Đông đã xuất hiện bão số 8 (Kompasu) có tốc độ di chuyển nhanh, mạnh.
Bão số 7 đang di chuyển về phía Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhiều địa phương hiện đã có mưa rất to và các ngày tiếp theo tiếp tục mưa. Dự kiến trong 10 ngày tới, Việt Nam sẽ phải đối mặt với tổ hợp thiên tai đó là: bão số 7, bão số 8, dự báo còn có bão số 9 và không khí lạnh tràn về. Đây là hiện tượng thời tiết sẽ rất bất lợi cho khu vực miền núi phía bắc, Bắc Trung Bộ.
Chiều 1-11, Đoàn công tác của Ban Dân vận T.Ư do đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Dân vận T.Ư dẫn đầu có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và các sở, ban, ngành của tỉnh về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả do bão lũ gây ra trên địa bàn.
Trong những ngày vừa qua, mặc dù phải căng mình khắc phục mưa lũ do các cơn bão liên tiếp gây ra, đồng thời chuẩn bị các phương án phòng chống cơn bão số 8 sắp đổ bộ vào miền trung, các Cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) khu vực đã và đang dốc sức khẩn trương xuất cấp gạo, vật tư cứu hộ, cứu nạn cho các địa phương để cứu trợ nhân dân vùng lũ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20 km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20 km, đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.