Bài 3: Gặt hái niềm tin và hiện thực hóa tầm nhìn

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định sức mạnh niềm tin nhân dân là động lực của sự phát triển. Đồng thời coi trọng việc kiến tạo niềm tin dựa trên cơ sở quán triệt, vận dụng đúng đắn chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Trung ương trên tinh thần đổi mới sáng tạo để đề ra những quyết sách đột phá phù hợp thực tiễn địa phương; bằng sự nêu gương của cán bộ, nhất là hành động thực tế nói đi đôi với làm; bằng đoàn kết, thống nhất trong cấp ủy, chính quyền; bằng hiệu quả lãnh đạo, quản lý thể hiện qua những con số đo đếm được; bằng nâng cao mức sống và chất lượng sống cho nhân dân trong đời sống hằng ngày.
0:00 / 0:00
0:00
Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái kết nối giao thông xuyên tỉnh Quảng Ninh và thúc đẩy giao thương, hợp tác quốc tế.
Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái kết nối giao thông xuyên tỉnh Quảng Ninh và thúc đẩy giao thương, hợp tác quốc tế.

Từ mạch nguồn phát triển, Quảng Ninh xác định muốn kiến tạo niềm tin phải đến từ mọi quyết sách luôn vì mục tiêu hạnh phúc của nhân dân. Điều đặc biệt hơn, phát triển vì hạnh phúc của nhân dân không chỉ là mục tiêu hướng tới mà còn được hiện thực hóa ở từng bước đi, thể hiện trong từng chính sách và xuyên suốt trong quá trình phát triển.

Trong mọi điều kiện, tỉnh luôn kiên trì thực hiện mục tiêu gắn chặt chẽ giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với phát triển con người; xây dựng văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh trong từng chiến lược, nghị quyết, quy hoạch, kế hoạch, chính sách của địa phương; bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, tiến bộ và công bằng xã hội; nâng cao chất lượng sống mọi mặt của nhân dân, bảo đảm hài hòa giữa đời sống vật chất và văn hóa tinh thần theo các tiêu chí; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa.

Bài 3: Gặt hái niềm tin và hiện thực hóa tầm nhìn ảnh 1

Quảng Ninh ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài với các dự án lớn vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân quản lý và dân hưởng lợi", tỉnh Quảng Ninh đã tạo được những phong trào sôi nổi do chính người dân tham gia vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Qua các phong trào, hàng trăm nghìn mét vuông đất đã được người dân hiến tặng để làm các công trình giao thông, nhà văn hóa; hàng trăm nghìn ngày công được các lực lượng quân đội, đoàn thể, cùng nhân dân đóng góp; hàng trăm tỷ đồng được huy động để hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ nghèo, nhà tình nghĩa, xây mới nhà vệ sinh, đường bê-tông liên thôn, kênh mương nội đồng, tu sửa nhà văn hóa, trạm y tế.

Bài 3: Gặt hái niềm tin và hiện thực hóa tầm nhìn ảnh 2

Niềm vui của người dân Cẩm Phả khi tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả được khánh thành.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký khẳng định: Giành được niềm tin của dân đã khó, giữ gìn, nuôi dưỡng và tiếp tục nâng lên tầm cao mới lại càng khó hơn vì vậy phải cố gắng hơn, nỗ lực cao hơn. Bài học kinh nghiệm xuyên suốt trong việc thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, đó là phải bắt đầu từ tư duy.

Tỉnh đã thật sự đổi mới toàn diện, mạnh mẽ tư duy phát triển, nhất là tư duy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau; kiên trì thực hiện chủ trương quy hoạch đi trước một bước, trong đó khai thác tốt lợi thế cạnh tranh tạo ra từ các hệ thống giao thông chiến lược, đồng bộ đã và đang hoàn thành để thúc đẩy mạnh mẽ liên kết vùng, nội vùng, hình thành các vùng động lực, hành lang phát triển mới để đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp, đổi mới tổ chức phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp và ở nông thôn.

Bài 3: Gặt hái niềm tin và hiện thực hóa tầm nhìn ảnh 3

Đời sống của người dân Quảng Ninh từ nông thôn, miền núi đến thành thị đã được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Đặc biệt, trong huy động và tổ chức nguồn lực, Quảng Ninh đã kiên trì thực hiện chủ trương lấy đầu tư công kích hoạt các nguồn vốn xã hội từ các thành phần kinh tế khác.

Theo đó, ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để khuyến khích phát triển sản xuất, hỗ trợ các địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo còn nhiều khó khăn để góp phần thu hẹp khoảng cách xây dựng nông thôn mới, đổi mới tư duy gắn kết chặt chẽ, hài hòa phát triển giữa đô thị với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng, giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với phát triển nông nghiệp, phát huy dân chủ, ý chí tự lực, tự cường, ý chí vươn lên của cán bộ, nhân dân.

Trong tổ chức thực hiện luôn đề cao yếu tố đổi mới, sáng tạo, sự gương mẫu của người đứng đầu, của các địa phương cấp huyện, cấp xã các đơn vị.

Bài 3: Gặt hái niềm tin và hiện thực hóa tầm nhìn ảnh 4

Nhiều hộ gia đình nông dân đã đầu tư chăn nuôi gia cầm phát triển kinh tế gia đình và vươn lên làm giàu.

Trong mỗi bước đi, Quảng Ninh luôn quan tâm, chú trọng phát triển nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội; gắn các mục tiêu phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi, tiến bộ và công bằng xã hội bảo đảm toàn diện và phù hợp. Quảng Ninh đang đi những bước toàn diện và vững chắc.

Là một trong những địa phương đi đầu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh phát triển và đem lại hiệu quả tích cực, được Chính phủ chỉ đạo nhân rộng trong cả nước.

Bài 3: Gặt hái niềm tin và hiện thực hóa tầm nhìn ảnh 5

Mô hình phát triển kinh tế trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.

Từ nền tảng hiện nay, Quảng Ninh đang hướng tới năm 2030 với quyết tâm hành động xây dựng, phát triển tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng biến đổi khí hậu; khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về quốc phòng-an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế; GRDP bình quân đầu người hơn 15.000 USD/năm.

Và tới năm 2045, Quảng Ninh là tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, vùng đô thị lớn mang tầm khu vực và quốc tế, một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là dịch vụ, du lịch, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, có sức cạnh tranh cao; người dân có mức thu nhập tương đương các nước phát triển; phát triển kinh tế hài hòa giữa các khu vực đô thị và nông thôn; bảo đảm vững chắc quốc phòng-an ninh.

Quảng Ninh đang hướng tới năm 2030 với quyết tâm hành động xây dựng, phát triển tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện, trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, đô thị phát triển bền vững theo mô hình tăng trưởng xanh, thích ứng biến đổi khí hậu; khu vực phòng thủ tỉnh vững chắc về quốc phòng-an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế; GRDP bình quân đầu người hơn 15.000 USD/năm.

Bài 3: Gặt hái niềm tin và hiện thực hóa tầm nhìn ảnh 6

Ngành than vẫn là ngành chủ lực đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh.

Để hiện thực hóa tầm nhìn, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu nhiệm kỳ 2020-2025 là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới sáng tạo; huy động sức mạnh tổng hợp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng-an ninh; xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía bắc”.

Tập trung phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; giải quyết đồng bộ và có hiệu quả các mâu thuẫn, thách thức nhằm đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa - đô thị hóa; kết hợp chặt chẽ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp.

Bên cạnh đó, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế nhanh, bền vững với phát triển văn hóa, con người, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh; giữa đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa gắn với nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, xây dựng nông thôn mới, nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền, bảo đảm an sinh xã hội, tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng sống mọi mặt của nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Bài 3: Gặt hái niềm tin và hiện thực hóa tầm nhìn ảnh 7

Diện mạo của thành phố Hạ Long ngày càng thay đổi mang dáng dấp đô thị văn minh, hiện đại.

Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thật sự “của dân, do dân, vì dân”; đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược: hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với nâng cao chất lượng dân số là khâu đột phá, cấp bách; nâng cao chất lượng cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chất lượng thực thi chính sách, pháp luật; giữ vững vị trí nhóm đầu về các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, chỉ số cải cách hành chính; chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với cơ quan hành chính nhà nước, chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công.

Song song với đó là bảo đảm vững chắc quốc phòng-an ninh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chủ quyền biên giới quốc gia; mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác và phát triển gắn với xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, văn minh, xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh.

Bài 3: Gặt hái niềm tin và hiện thực hóa tầm nhìn ảnh 8

Hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh.

Có thể khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự hỗ trợ của Trung ương và phát huy bản lĩnh, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần năng động sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Quảng Ninh, hơn 10 năm qua đã đạt được những thành tựu rất ấn tượng.

Các nhiệm kỳ kế tiếp nhau đã thể hiện rõ tinh thần kế thừa, đổi mới và phát triển, đoàn kết nhất trí, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn đột phá để chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh"; đi tiên phong trong đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh gọn tổ chức bộ máy; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; tích cực cải cách hành chính để phát huy có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế cho phát triển; đẩy nhanh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược gắn với tổ chức lại không gian phát triển, kiến tạo các hành lang phát triển mới; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, tiến bộ và công bằng xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh; xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Bài 3: Gặt hái niềm tin và hiện thực hóa tầm nhìn ảnh 9

Bộ đội Biên phòng Quảng Đức thường xuyên tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác bảo vệ an ninh chủ quyền biên giới của tổ quốc.

Quảng Ninh đã và đang bứt phá đi lên, trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực đồng bằng sông Hồng.

Trong nửa nhiệm kỳ qua, Quảng Ninh đã nổi lên là một điểm sáng về sự chủ động, sáng tạo trong phòng, chống dịch; thực hiện tốt “mục tiêu kép” với đà tăng trưởng GRDP hơn hai con số trong 7 năm liên tiếp và chủ động, linh hoạt thích ứng an toàn, kiểm soát hoàn toàn, có hiệu quả dịch Covid-19 và các dịch bệnh khác, tích cực, chủ động, từ xa, từ sớm, từ cơ sở và giành được những kết quả tích cực, vừa chăm lo bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân, vừa giữ vững địa bàn “An toàn - Ổn định - Phát triển” với đà tăng trưởng cao, ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 3 năm (2020, 2021, 2022) đạt 156.263 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt 117.807 tỷ đồng, chiếm 75,4%, tăng bình quân khoảng 10%/năm, vượt chỉ tiêu Trung ương giao và luôn nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước.

Diện mạo, cảnh quan của các vùng miền trong tỉnh thay đổi từng ngày; GRDP bình quân đầu người năm 2022 đạt 8.291 USD, gấp đôi bình quân chung của cả nước và cao nhất ở khu vực phía Bắc, ước đến hết năm 2023 đạt hơn 9.000 USD, gấp 1,4 lần so với năm 2020; tỉnh đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới ở cả ba cấp và về đích trước 3 năm chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

Bài 3: Gặt hái niềm tin và hiện thực hóa tầm nhìn ảnh 10

Khách du lịch Cần Thơ chào đón Quảng Ninh dịp khai trương đường bay Quảng Ninh - Cần Thơ.